Cách thuần tôm giống trong bể
Hỏi: Cách thuần tôm giống trong bể trước khi thả sao cho tôm đỡ stress và giảm hao hụt? (Trần Thanh Hai, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long)
Trả lời:
Trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ trong những túi giống thường ở mức 22 – 23 độ C, pH từ 6,8 – 7,5 nên trước khi thả xuống ao cần thuần lại môi trường cho tôm giống để tôm không bị sốc dẫn đến bị hao số lượng lớn.
Trong cách thả giúp tôm giống sống nhiều, người nuôi cần thực hiện thuần giống: Tiến hành đo nhiệt độ, độ mặn, pH nước trong túi tôm giống để xác định mức độ chênh lệch so với nước ao nuôi, nếu không quá lớn có thể tiến hành thuần tôm giống. Chuẩn bị một bể phù hợp với mật độ thả tôm giống 300 – 500 PL/l nước.
Trong bể thuần cung cấp đầy đủ ôxy trước khi cho tôm vào bể, sục khí liên tục. Thêm nước từ ao nuôi vào bể từ từ để cân bằng hai môi trường, giúp tôm thích nghi dần với môi trường mới (tốc độ thêm nước phụ thuộc vào sức khỏe của tôm giống khi thả vào bể). Bổ sung thêm các sản phẩm khoáng, Vitamin tổng hợp giúp tôm chống sốc, mau khỏe.
Thời gian thuần tôm giống sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của tôm giống, mức độ chênh lệch giữa môi trường túi giống và môi trường ao nuôi. Nếu tôm khỏe mạnh và chênh lệch môi trường giữa túi giống và môi trường ao nuôi không lớn có thể thuần 30 phút rồi tiến hành thả giống.
Khi thấy tôm hoạt động mạnh, môi trường nước trong bể cân bằng với nước ao thì tiến hành thả giống. Có thể mở van xả tôm từ từ xuống ao, sử dụng ống để hút tôm từ bể xuống ao hoặc lấy vợt vớt tôm thả xuống ao (cách này có thể hạn chế được mầm bệnh có trong nước túi giống vào môi trường ao nuôi).
Related news
Từ một phụ phế phẩm của ngành chế biến thực phẩm, khoai lang đã được tận dụng để tạo ra thành phần thức ăn thủy sản giàu đạm tại Philippines.
Sản xuất cá rô phi trong môi trường biển mang lại một số lợi thế so với nuôi cá nước ngọt truyền thống khi nước mặn sẵn có ở hầu hết các quốc gia
Cùng với sự phát triển của ngành tôm, việc nuôi tôm mật độ cao ngày càng phổ biến, dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm nặng nề