Cách phòng, trị dừa bị nứt trái

Nếu thấy nhiều vết đục nhỏ xì nhựa trên vỏ, ngay dưới mầu dừa là do bọ vòi voi chích.
Những vết chích sẽ lành và lớn dần theo độ lớn trái dừa; trường hợp nấm theo vết chích tấn công thì trái rụng hoặc nứt nếu còn non.
Để phòng nứt trái, về cây giống, nên dùng cây giống được nhân từ cây dừa đúng giống, khỏe mạnh, nhiều chùm, chùm nhiều trái có ở địa phương mình.
Lên liếp đất phù hợp với địa hình, tránh lên liếp thấp gây ra oi nước, ngập nước nhiều ngày, kể cả triều hoặc mưa.
Trồng mật độ phù hợp với khoảng cách cây cách cây 6 - 8m, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn.
Bón phân dừa 1 năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Kết hợp bón NPK + kali (2 - 3 kg/cây), KCl (0,3 - 0,5 kg/cây) + phân hữu cơ (10 - 20 kg/cây), mỗi lần bón với bồi sình hoặc bồi đất khô một lớp mỏng và tưới nếu là mùa khô.
Kinh nghiệm dân gian bón muối (NaCl) lên cổ họng dừa tăng calci cho cây chống rụng trái còn diệt và ngừa sâu bọ, nấm.
Nếu trái dừa rụng do nhiễm nấm, dùng thuốc diệt nấm phun vào khu vực cổ hủ, bẹ hoa, theo nồng độ khuyến cáo.
Nếu bị ấu trùng bọ vòi voi tấn công thì dùng thuốc trừ sâu diệt ấu trùng, xong diệt nấm xâm nhiễm qua các vết thương.
Dọn vườn sạch là biện pháp nên áp dụng để phòng ngừa cả sâu và bệnh.
Related news

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.