Cách phòng, trị bệnh rận cá trên cá Koi hiệu quả
Bệnh rận cá (Fish Lice) là một bệnh phổ biến trên cá Koi do ký sinh trùng gây ra. Bệnh này dễ phòng, trị và khả năng phục hồi cao. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, cá Koi sẽ bị hút hết máu, cơ thể gầy trơ đầu, bơi chậm, sức đề kháng suy giảm, thậm chí có thể chết.
Nguyên nhân gây bệnh
Do loài ký sinh trùng thuộc ngành giáp xác tên là Argulus spp gây ra.
Rận cá có chiều dài 4 – 8 mm, với màu sắc giống ký chủ và hình dạng giống con rận. Mặt bụng phía đầu của rận có một đôi giác hút để bám chặt vào da cá và một gai miệng dùng để chọc thủng da ký chủ. Phần đầu và phần ngực dính liền nhau ở phía lưng tạo thành cái mai. Phần ngực có 4 đốt, mỗi đốt có một đôi chân bơi.
Con đường truyền lây và đặc điểm dịch tễ
Rận cá lây lan theo con đường truyền ngang từ cá bệnh sang cá khỏe, nhất là từ nguồn cá mới bắt về có nguy cơ mang mầm bệnh cao. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa đến mùa xuân.
Triệu chứng bệnh
Khi rận cắn vào cá, chúng cũng tiêm vào một cơ chất làm thu hút nhiều con rận khác tấn công cùng một chỗ, qua một thời gian, vùng tổn thương sẽ mở rộng thành vết loét.
Cá Koi khi bị rận bám vào sẽ có những dấu hiệu sau:
– Xuất hiện những đốm màu nâu đen hoặc nâu nhạt trên thân và vây cá, nhìn giống như nốt ruồi;
– Cá Koi sẽ bơi lội bất thường và có biểu hiện cọ mình do ngứa.
Các vết thương trên mình cá KOI bị rận cắn cũng chính là nơi dễ dàng bị xâm nhập do các tác nhân cơ hội như vi khuẩn, virus, nấm… càng làm tăng thêm mức độ trầm trọng bệnh hơn.
Chẩn đoán
Dựa vào biểu hiện bên ngoài và các dấu hiệu bất thường trên da có thể phát hiện được rận cá gây bệnh.
Phòng và điều trị bệnh
Phòng bệnh:
Đảm bảo cá mới nhập về không có rận cá; nước không có ấu trùng (nên để bể riêng 14 ngày trước khi thả vào ao, hồ chung);
Cá mới mua dưỡng trong bể có 0,5% muối;
Kiểm tra cá thường xuyên để phát hiện dấu hiệu bất thường và sự hiện diện của rận cá trên cơ thể;
Thường xuyên vệ sinh bình lọc, hệ thống lọc;
Dùng sản phẩm Aqua Quantel hòa vào nước bể nuôi định kỳ 3 tháng 1 lần với liều 15 g/m3
Trị bệnh:
Nếu số lượng cá mắc bệnh ít thì bắt và điều trị riêng như sau:
Tiến hành loại bỏ rận ra khỏi cơ thể cá;
Sát trùng những vết bị cắn trên mình cá bằng Aqua Iodine 300 (Chú ý, trong quá trình thao tác cần nhẹ nhàng tránh làm cá bị stress);
Dùng sản phẩm Aqua Quantel hòa vào nước bể nuôi 2 lần liên tục cách nhau 4 ngày với liều 25 g/m3;
Khi phát hiện cá Koi bị nhiễm khuẩn kế phát cần đồng thời xử lý bằng cách trộn kháng sinh Maxflor 30 vào thức ăn với liều lượng 6 ml/kg thức ăn và cho ăn trong 5 – 7 ngày liên tục.
Aqua KOI cung cấp bộ sản phẩm chuyên dụng dành cho cá Koi
Công ty VMC Việt Nam với hơn 18 năm kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dùng cho lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với tư vấn của những chuyên gia hàng đầu và sự hợp tác với các trường đại học trong lĩnh vực thủy sản, chúng tôi đưa ra thị trường thương hiệu Aqua Koi dành riêng cho farm Koi và người chơi Koi chuyên nghiệp.
Thương hiệu Aqua Koi kỳ vọng mang đến cho người chơi Koi những sản phẩm chất lượng tốt, an toàn, thân thiện mới môi trường…; góp phần cho thành công của người chơi Koi tại Việt Nam.
Sản phẩm Aqua Koi ra đời với sự hợp tác và khích lệ từ những doanh nhân trong cộng đồng các doanh nghiệp Keieijuku Việt Nam, đây là những người đã theo học chương trình Keieijuku, một chương trình quản trị cấp cao do tổ chức hợp tác quốc tế Jica – Nhật Bản tổ chức tại viện VJCC (FTU). Keieijuku Club là một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo triết lý và phương pháp kinh doanh Nhật Bản; qua đó thương hiệu Aqua Koi cũng mong muốn được góp phần vào sự giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước và góp phần vào hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Nhà máy GMP – WHO
Các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy GMP – WHO với tiêu chuẩn cao nhất, sản phẩm được tư vấn bởi các chuyên gia đến từ tổ chức PUM – Hà Lan và chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt theo các yêu cầu của quản trị sản xuất Nhật Bản.
VMC Laboratory
Phòng xét nghiệm với các máy móc hiện đại trợ giúp farm Koi tầm soát bệnh, tư vấn nâng cao sức khỏe, phẩm chất cá Koi và phòng bệnh hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng và được cung cấp bởi các nhà sản xuất hàng đầu thế giới với những công thức sản xuất tối ưu góp phần bảo vệ môi trường an toàn cho người chơi cá Koi.
Related news
Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt kinh tế – xã hội trong đó có ngành kinh doanh tôm. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tắc nghẽn
Thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản tăng về lượng trong 8 tháng đầu năm nay. Việt Nam đang là nguồn cung lớn thứ 3 cho thị trường này.
Nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao được tỉnh Quảng Trị áp dụng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành chuỗi liên kết