Cách Phòng Chống Rét Cho Trâu, Bò

Các tỉnh miền Bắc, nhất là các tỉnh miền núi, đang chịu liên tiếp các đợt rét đậm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trâu, bò. Để hạn chế, bà con cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật dưới đây:
Diện tích chuồng đảm bảo 2-5m2/con
Cần xây dựng chuồng trại theo hướng kiên cố để chăn nuôi ổn định, lâu dài. Nên làm chuồng theo hướng đông nam để tránh gió lùa, mưa tạt và bị nắng rọi. Chuồng nên ngăn thành nhiều ô để nhốt riêng các loại trâu, bò. Xung quanh chuồng làm phên che chống rét cho trâu bò. Tuyệt đối không để nền chuồng lầy lội. Nên xây hầm biogas để đảm bảo vệ sinh môi trường và tiết kiệm chất đốt. Diện tích tối thiểu cho một con là 5m2 nếu nhốt nhiều, diện tích có thể giảm xuống còn 2-2,5m2.
Mỗi con bò cần đảm bảo được ăn 27-30kg thức ăn mỗi ngày để chống rét trong mùa đông (ảnh chụp tại huyện Bắc Yên, Sơn La).
Cho trâu ăn tối thiểu 30kg thức ăn/ngày
Vào mùa đông, lượng cỏ rất khan hiếm nên lượng thức ăn xanh thường thiếu. Vì vậy, cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch. Cần cho trâu, bò ăn đủ no (1 con trâu trưởng thành cần ăn 30 - 35kg, 1 con bò trưởng thành cần ăn 27 - 30kg cỏ tươi/ngày).
Những ngày trời quá rét, trâu bò phải lao động nhiều, nên cho uống thêm nước muối pha loãng với lượng 20-30 gam trên một con. Có thể áp dụng các biện pháp ủ rơm với urê. Kỹ thuật ủ như sau:
- Nguyên liệu: Rơm khô: 100kg; urê: 2,5kg; vôi đã tôi: 0,5kg; muối ăn: 0,5kg; nước sạch: 70-80 lít. Urê, vôi, muối được hoà tan vào 70-80 lít nước cho tan đều. Sau đó tưới vào 100kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước urê.
- Cách ủ: Trên sân sạch, hay trên một tấm nylon hoặc vải xác rắn rộng chừng 2-3m2 trải từng lớp dày khoảng 15-20cm . Sau đó tưới nước đã hoà tan urê, vôi, muối cho thấm đều tất cả lớp rơm. Tiếp theo cho lớp khác và lại tưới đều. Lần lượt như vậy tưới cho ẩm hết lượng rơm. Sau khi rơm được tưới đều, cho chúng vào các bao tải dứa, nén thật chặt. Buộc chặt để giữ cho sạch sẽ, tránh nắng mưa, ẩm ướt.
Tích cực sưởi ấm
Những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 100C, phải sử dụng củi, than, mùn cưa, trấu, đốt sưởi cho gia súc trong khu vực chuồng nuôi. Nên mặc áo bằng vải bạt, áo bao tải đay, bao tải dứa, chăn len, chăn bông cho trâu, bò.
Điều chỉnh chế độ lao động và chăn thả
Những ngày trời rét có sương, phải đợi cho có ánh nắng và sương tan mới được cho trâu, bò xuống ruộng, thực hiện chế độ đi muộn về sớm. Những ngày nhiệt độ dưới 12-130C không được cho trâu, bò làm việc để tránh bệnh cước chân. Những ngày mưa dầm, trời giá rét, hạn chế tối đa việc chăn thả trâu bò ngoài bãi.
Phòng chống bệnh
Cách ly, chăm sóc tốt trâu, bò yếu, ốm trong những ngày giá rét; tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng 2-4 tuần/lần để hạn chế mầm bệnh. Trước khi đi chăn nên cho trâu bò ăn từ 2-3kg rơm, cỏ khô để tránh bệnh trướng hơi dạ cỏ.
Related news

Riêng bò sữa (và gia súc loài nhai lại nói chung) sử dụng được urê, vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên chất đạm của cơ thể vi sinh vật. Có thể nói, vi sinh vật "ăn" urê để sinh trưởng và phát triển thành số lượng rất lớn, sau đó dược chuyển xuống dạ múi khế, rồi tại đây, bị tiêu hoá và trở thành nguồn đạm có giá trị sinh vật học cao, cung cấp cho cơ thể bò sữa.

Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

Thời gian qua, Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Hà Tĩnh đã triển khai mô hình nuôi bò lai Zê bu chất lượng cao tại huyện Thạch Hà, Thành phố Hà Tĩnh và mô hình chăn nuôi bò 3/4 máu ngoại tại huyện Đức Thọ. Đến nay toàn tỉnh đã có hàng trăm con bê lai ra đời, được người chăn nuôi đồng tình cao. Thành công của mô hình góp phần cải tạo chất lượng giống và từng bước thay đổi tư duy, tập quán chăn nuôi bò truyền thống sang phương thức chăn nuôi bò lai Zê bu theo hướng thâm canh cho các hộ nông dân, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thịt bò cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán tiêu thụ ở địa bàn các tỉnh thành khác.

Rơm, rạ có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sau khi được chế biến bằng phương pháp ủ với urê trở thành loại thức ăn tốt giàu dinh dưỡng, cho trâu, bò ăn rất tốt.

Nhắc đến xã Văn Đức (Gia Lâm - Hà Nội) người ta biết đây là vùng trồng rau sạch nổi tiếng của Thủ đô. Tuy nhiên, người dân nơi đây còn có một nghề tay trái thậm chí hiệu quả hơn rau là vỗ béo bò.