Cách Phân Biệt Đực Cái Giống Tôm Càng Xanh
Vì vậy, việc phân biệt giới tính đực cái là điều rất quan trọng trong nuôi thâm canh tôm càng xanh. Tổng kết kinh nghiệm các nơi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết:
Với các con trưởng thành: Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể nặng tới 450g/con, thân trương đối tròn, màu xanh dương đậm, chùy phát triển nhọn; nửa chùy ngoài cong lên, trên mắt chùy có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thường 12-15 răng. Chiều dài của chùy tôm cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực trong khi đó chùy tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Khi chiều dài bình quân đạt 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-12g, tôm càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Nhưng khi chiều dài vượt quá 14cm thì con đực thường phát triển nhanh hơn con cái.
Khi tôm trưởng thành, sự khác biệt giữa con đực và con cái rõ ràng hơn: tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, nên trong những con cùng tuổi cùng điều kiện chăm sóc thì bao giờ tôm đực cũng to hơn tôm cái, với tôm bột, sau 7 tháng con đực có thể đạt tới 110g/con trong khi con cái chỉ đạt 50g.
Với tôm chưa thành thục hoàn toàn: Ta có thể phân biệt đực, cái nhờ vào các biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục của chúng. Với con đực thì lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 5 trong khi lỗ sinh dục của con cái lại nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3, ngay sau đôi càng. Bằng mắt thường ta có thể thấy trên đôi chân thứ 2 của tôm đực có 2 nhánh, còn ở tôm cái vị trí này chỉ có 1 nhánh.
Related news
Hệ thống nuôi vèo siêu thâm canh hiện nay giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho người nuôi tôm. Kết quả nuôi trong trại vèo giúp tôm con khỏe mạnh, đồng đều hơn và chúng có thể tăng trưởng bù khi thả trong ao nuôi.
Để có nguồn tôm giống tốt đảm bảo chất lượng và số lượng, cần phải thực hiện tốt khâu phòng, trị bệnh trong quá trình sản xuất.
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao (Địa điểm xây dựng ao nuôi, Tính chất đất, Công trình ao nuôi, Chuẩn bị ao…), một số trở ngại thường gặp trong nuôi tôm càng xanh (Bệnh đóng rong, Bệnh đen mang).
Nghề nuôi tôm càng xanh đã tồn tại hàng chục năm nay tại Ấn Độ. Từ hoạt động nuôi nhỏ lẻ, mang tính tự phát, ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, hiệu quả kinh tế không cao, Ấn Độ đã dần có nhiều biện pháp nuôi hiệu quả và luôn hướng tới tính bền vững.
Tôm càng xanh (tên khoa học Macrobrachium rosenbergii), còn gọi là tôm lớn nước ngọt hay tôm Malaysia (theo cách gọi của người Âu-Mỹ), là một loài tôm nước ngọt có nguồn gốc ở vùng Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương và bắc Úc.