Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Cách Nuôi Gà An Toàn Sinh Học

Cách Nuôi Gà An Toàn Sinh Học
Publish date: Monday. December 12th, 2011

Nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH) ở huyện Quế Võ. Sau gần 3 năm mô hình này đã phát triển rộng khắp tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Năm 2009, tổng đàn gà được nuôi theo phương pháp này ở Bắc Ninh chỉ có vài nghìn con tại các hộ dân. Tuy nhiên đến năm 2010 đã lên đến gần 23.000 con, và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011 đưa vào nuôi thả hơn 10.000 con. Ngày đầu triển khai mô hình, để khuyến khích người nuôi, Sở NN-PTNT Bắc Ninh hỗ trợ 100% giống, 30% tiền thuốc phòng tránh dịch bệnh và 30% chi phí thức ăn cho các hộ tham gia.

Bên cạnh đó các hộ thường xuyên được học các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, cách chăm sóc và sử dụng thuốc thú y đúng cách. Trong quá trình chăn nuôi các hộ còn được cán bộ kỹ thuật xuống tận cơ sở theo dõi tình hình sinh trưởng của đàn gà, hướng dẫn thực hiện tốt các khâu: chăm sóc, theo dõi phòng trừ dịch bệnh; tư vấn cho các hộ dân xử lý những phát sinh tại cơ sở theo đúng kỹ thuật; kiểm tra công tác chuẩn bị chuồng trại, tẩy uế chuồng, các dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với việc bảo đảm tiêu chí “3 sạch” trong chuồng trại chăn nuôi.

Kỹ thuật chăn nuôi gà ATSH không khó hơn chăn nuôi theo phương pháp thông thường. Theo kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi gà ATSH thì đàn gà được nuôi với mật độ 5 con/m2, được thả trong khu chăn nuôi có chuồng kín, có hàng rào xung quanh ngăn chặn vật nuôi khác xâm nhập vào. Trong quá trình nuôi định kỳ khoảng 10 – 15 ngày phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại, đặc biệt vào các thời điểm trước khi đưa gà vào nuôi, khi chuyển đàn và khi có dịch bệnh và thu gom chất độn chuồng đem ủ hoặc đốt để tiêu diệt mầm bệnh.

Gà trong giai đoạn từ 5 – 60 ngày tuổi phải được tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh đủ 7 liều/con. Cần bổ sung các loại vitamin trong thức ăn, nước uống để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho gà những khi thời tiết thay đổi. Tuân thủ đúng các biện pháp kỹ thuật trên đàn gà có tỷ lệ sống đạt hơn 90%.

Tính toán sau 3 tháng chăn nuôi đàn gà tăng trọng nhanh, trọng lượng trung bình đạt từ 2 - 2,5 kg/con. Với giá thị trường hiện nay 35.000 đồng/kg gà thương phẩm, mỗi hộ nuôi 300 con ước tính cho thu khoảng từ 20 - 25 triệu đồng, trừ tất cả chi phí lãi khoảng 3 – 3,5 triệu đồng.

Ông Vũ Thái Ninh, Trưởng phòng Chăn nuôi thuộc Sở NN-PTNT Bắc Ninh cho biết: “Mô hình chăn nuôi ATSH là sử dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật để ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện trong tự nhiên như: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng… Ngoài ra góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và tạo ra nguồn thực phẩm sạch, bảo đảm chất lượng. Nhờ đó, phương pháp chăn nuôi gà theo hướng ATSH được các hộ chăn nuôi áp dụng ngày càng nhiều”.


Related news

6 lời khuyên nuôi gà hậu bị để tăng sản lượng trứng 6 lời khuyên nuôi gà hậu bị để tăng sản lượng trứng

Quản lý thể trọng theo độ tuổi là chìa khóa để tối đa hóa hiệu quả lâu dài ở gà đẻ hậu bị.

Wednesday. July 4th, 2018
Tối ưu sức khỏe cho gà con Tối ưu sức khỏe cho gà con

Dinh dưỡng sớm ở gà con rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của chúng cho tốc độ sinh trưởng khởi đầu nhanh nhất cũng như sự phát triển của ruột

Thursday. July 5th, 2018
Giảm stress trong đàn giống Giảm stress trong đàn giống

Giảm stress có 2 yếu tố chính, đó là quan tâm đến quyền lợi động vật và tất cả mọi thứ nhằm nâng cao hiệu suất chăn nuôi.

Saturday. July 7th, 2018
Chăn nuôi gà kháng bệnh Chăn nuôi gà kháng bệnh

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ (ARS) tại College Station, Texas vừa tiến hành một thử nghiệm mới có thể giúp chăn nuôi gà kháng bệnh

Monday. July 9th, 2018
Chăm sóc, tẩm bổ dinh dưỡng cho gà chọi, gà nòi Chăm sóc, tẩm bổ dinh dưỡng cho gà chọi, gà nòi

Chăn nuôi gà chọi, gà nòi theo hướng sinh học, bằng việc tẩm bổ cho gà đang là một cách làm mới, một bí quyết thực sự của những người đam mê chơi gà.

Monday. July 9th, 2018