Cách Khắc Phục Cá Tra Ăn Mồi Thất Thường
Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.
Vào mùa khô, cá tra có tập tính sống ở tầng đáy, nơi có nhiệt độ mát mẻ và ít biến động bởi môi trường. Việc hút bùn đã làm xáo trộn nền đáy, tức làm động nơi cư trú của chúng, nên có thể chúng bị sốc dẫn đến sức ăn bị yếu đi. Việc cá thích ăn vào buổi trưa hoặc chiều khi tiết trời lạnh có thể cũng là do tập tính sống đáy vào mùa khô chi phối, nên khi ánh sáng mặt trời đốt nóng tầng mặt thì cá mới chịu lên ăn.
Để khắc phục hiện tượng này, vào những ngày trời se lạnh thì cần thiết giảm lượng cho ăn và cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ nước ao có sự cân bằng giữa tầng mặt và tầng đáy, khoảng giác trời đứng bóng về chiều. Khi hút bùn đáy ao xong, cần xử lý nền đáy và xử lý cho nước ao trong trở lại mới cho ăn, bởi vì nếu cá phải sống và bắt mồi ở vùng có tích tụ nhiều chất thải và khí độc thì dễ xảy ra hiện tượng cá mất đi hứng thú bắt mồi. Bên cạnh đó, nếu cá bắt mồi trong vùng nước nhiễm bẩn, cũng sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập vào nội tạng.
Thuốc xử lý nước có thể dùng: Biotuff (10kg) và Polymax (0,2kg) pha nước tưới cho 1.000m2 ao/ngày. Thuốc trộn vào thức ăn để tăng tiêu hoá và kích thích cá thèm ăn, có thể dùng: Compac (1kg) + Doxalase (0,5kg) + Vitalec fish+ (1kg) + Dầu gan mực (2kg) trộn cho 1 tấn mồi, liên tục 7 ngày. Để phòng bệnh, cần thường xuyên trộn Vitamin C vào các bữa ăn của cá cũng giúp cá giảm stress.
Related news
Mầm bệnh lan truyền trong nước hay có sẵn trong cá nuôi. Khi điều kiện thuận lợi mầm bệnh phát triển gây bệnh cả khu vực rộng lớn.
Ngoài bệnh gan, thận có mủ, bệnh vàng da…trong thời gian gần đây các ao nuôi cá tra ở ĐBSCLnói chung và Vĩnh Long nói riêng đã xuất hiện phổ biến hiện tượng cá tra có những nang “gạo” lấm tấm trong cơ thể cá ở nhiều dạng khác nhau và được phát hiện khi mổ cá để quan sát nên gọi đây là bệnh “gạo”.
Cá tra làmặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa quan trọng của ngành thủy sản ĐBSCL. Để cải thiện chất lượng cá tra nuôi hầm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, KS. Nguyễn Thị Ngọc Hà (Trung tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang) đã thử nghiệm thành công quy trình nuôi cá tra sạch bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh.
Có không ít người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như quy trình sử dụng. Điều đáng nói là chất lượng thuốc, nó gây không ít thiệt hại cho người nuôi cũng như môi trường chăn nuôi.
Một trở ngại thường gặp trong nuôi cá tra ao thâm canh (Pangasianodon hypophthalmus) là da và thịt cá có thể có màu vàng. Vấn đề liên quan đến thịt vàng trên cá tra rất được các nhà khoa học và người nuôi cá quan tâm, bởi vì cá tra thịt vàng không được các nhà máy chế biến ưa chuộng, do đó khó tiêu thụ. Giá cá tra thịt vàng giảm từ 10 - 20% so với cá tra thịt trắng...