Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Thú Y - Phần 1

Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Thú Y - Phần 1
Author: Chi Cuc Thú Y Tp.HCM
Publish date: Friday. March 25th, 2016

Sau đây là các test chủ yếu và một số thuật ngữ phổ biến sử dụng trong phòng thí nghiệm.

Một sự phân tích máu đầy đủ [A Complete Blood Count] chỉ định được số lượng và loại của các tế bào trong máu chó.

Test tiêu chuẩn này có thể phát hiện tình trạng thiếu máu và bệnh ung thư bạch cầu [to identify anemia and leukemia], cũng như phát hiện các trường hợp nhiễm trùng.

Một bảng tổng hợp phân tích thành phần hóa học huyết thanh [A Serum Chemistry Profile] bao gồm nhiều test khảo sát chức năng của các cơ quan [to examine the functioning of organs], như gan và tuyến giáp [thyroid], và các test này sẽ cho thấy một sự bất thường nào đó của cơ quan nội tạng.

RBC (= Red Blood Cells – Các tế bào hồng cầu)

RBC có nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 khắp cơ thể.

Thiếu chất sắt [Iron deficiency] sẽ làm giảm số lượng hồng cầu.

Trong tình trạng số lượng hồng cầu giảm nhiều hơn [In more reduced count], có thể do xuất huyết, các loại ký sinh trùng, bệnh tủy xương [bone marrow disease], thiếu B-12, thiếu acid folic hay thiếu chất Cu..

RBC có đời sống kéo dài 120 ngày; do vậy, một tình trạng thiếu máu có nguyên nhân khác hơn xuất huyết, thường là một biểu hiện tình trạng giảm hồng cầu trong thời gian dài.

HTC (= Hematocrit or Packed Cell Volume [PCV] – Xét nghiêm đo lắng máu hay khối lượng hồng cầu kết tủa)

HCT cung cấp thông tin về số lượng hồng cầu hiện diện trong máu.

Tỷ lệ này thấp chứng tỏ thiếu máu do xuất huyết, các ký sinh trùng, các bệnh thiếu dinh dưỡng [nutritional deficiencies] hay quá trình bệnh mạn tính [chronic disease process], như bệnh gan, ung thư, vv.

HCT tăng thường gặp khi thú mất nước.

Hb (= Hemoglobin – Huyết cầu tố)

Hb là chất mang O2 chủ yếu của máu.

Hàm lượng Hb thấp chứng tỏ có sự xuất huyết, thiếu máu, thiếu chất sắt.

Hàm lượng Hb tăng chứng tỏ HHC tập trung cao hơn bình thường, thiếu B-12 (do số lượng HHC ít hơn).

Reticuloytes (= Hồng cầu lưới, các tế bào hồng cầu chưa trưởng thành [immature red blood cells])

Số lượng giảm [Decreased count] thường kết hợp với thiếu máu .

Số lượng tăng thường kết hợp với tình trạng xuất huyết mạn tính hay thiếu máu tiêu hồng cầu.[hemolytic anemia].

PLT (= Platelets – Tiểu cầu)

Tiểu cầu đóng một vai trò quan trọng trong đông máu.

Số lượng giảm xảy ra trong chứng suy tủy xương [bone marrow depression], thiếu máu tiêu hồng cầu tự miễn [autoimmune hemolytic anemia], ngoại ban toàn thân [systemic lupus], xuất huyết nặng [severe hemorrhage], đông máu nội mạch [intravascular coagulation].

Số lượng tăng có thể xảy ra trong trường hợp gảy xương [fracture] hay tổn thương mạch máu [blood vessel injury], hay ung thư.

MCV (= Measurement of the average size of the RBC – Đánh giá kích thước bình quân của hồng cầu)

Khối lượng tăng [Elevated volumes] có thể do thiếu B-12 acid folic [B-12 folic acid deficiency].

Khối lượng giảm [Reduced volumes] có thể do một tình trạng thiếu chất sắt [an iron deficiency].

WBC (= White blood cells – Bạch huyết cầu)

Bạch huyết cầu chủ yếu bảo vệ cơ thể chống sự nhiễm trùng.

Mức độ WBC giảm [Decreased levels] có thể chứng tỏ một tình trạng nhiễm trùng vượt quá mức kháng cự của cơ thể [an overwhelming infection] như trường hợp nhiễm virus, hay ngộ độc thuốc / hóa chất [drug / chemical poisoning].

Mức độ WBC tăng chứng tỏ nhiễm vi khuẩn [bacterial infection], các tình trạng rối loạn cảm xúc [emotional upsets] và các bệnh gây rối loạn máu [blood disorders].

L/M (= Lymphocytes – Lymphô bào, bạch cầu lymphô).

Số lượng tăng trong bệnh mạn tính [chronic infection], bệnh nhiễm trùng cấp trong thời kỳ phục hồi [recovery from acute infection] hay các hạch có chức năng kém [underactive glands].

Số lượng giảm trong trường hợp thú bị stress, hay khi điều trị với steroid và hóa trị liệu [chemotherapy drug].

Ca (= Calcium – Hàm lượng Ca trong máu bị ảnh hưởng bởi khẩu phần [diet], nồng độ hormone [hormone levels], và hàm lượng prôtêin trong máu [blood protein levels]).

Hàm lượng Ca giảm chứng tỏ tuyến tụy bị tổn thương cấp tính [acute damage to the pancreas] hay tuyến cận giáp hoạt động kém [underactive parathyroid]; và có thể gây các cơ co giật [muscle twitches].

Hàm lượng Ca tăng có thể là một dấu hiệu [an indicator] của một vài loại khối u [types of tumours], bệnh cận giáp hay bệnh thận [parathyroid or kidney disease].

Theo Dr.Goldstein trong tác phẩm ‘Nature of Animal Healing’ của ông, hàm lượng Ca giảm có thể chứng tỏ tình trạng thiếu enzym của tuyến tụy [deficiency of pancreatic enzymes]; và hàm lượng Ca tăng có thể chứng tỏ sự chuyển hóa chất béo và prôtêin kém [poor metabolism of fats and protein].

PHOS (= Phosphorus – Hàm lượng P trong máu bị ảnh hưởng bởi khẩu phần [diet], hormon cận giáp [parathormone], và thận).

Hàm lượng P giảm biểu hiện tuyến cận giáp hoạt động quá mức [overactive parathyroid gland] và các khối u ác tính [malignancies], tình trạng thiếu dinh dưỡng [malnutrition] và chứng kém hấp thu [malabsorption].

Hàm lượng P tăng biểu hiện tuyến cận giáp hoạt động kém [underactive parathyroid gland] và suy thận [kidney failure].

Electrolytes (= Sodium, Potassium, Chloride – Các chất điện giải như natri, kali, clorua).

Sự cân bằng của các hóa chất này rất cần thiết cho sức khỏe [to be vital to health]; và các hàm lượng bất thường [abnormal levels] có thể đe dọa đến tính mạng [to be life threatening] của thú.

Các test về chất điện giải là các xét nghiệm quan trọng nhằm đánh giá tình trạng nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng bệnh tim [cardiac symptoms].

CHOL (= Cholesterol )

Hàm lượng CHOL giảm thường gặp trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức [overactive thyroid gland], sự kém hấp thu dinh dưỡng ở ruột [intestinal malabsorption].

Hàm lượng CHOL tăng được tìm thấy trong nhiều trường hợp rối loạn bao gồm chứng giảm chức năng tuyến giáp [hypothyroidism] và các bệnh về gan, thận, tim mạch, bệnh tiểu tháo đường [diabetes], stress.

 


Related news

Biện pháp quản lí và phòng bệnh trong chăn nuôi heo Biện pháp quản lí và phòng bệnh trong chăn nuôi heo

Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Khi môi trường sống bất lợi cho gia súc như chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, dinh dưỡng kém, chuồng trại thiết kế không đúng quy chuẩn, chuồng trại không vệ sinh,…huẩn, chuồng trại không vệ sinh,…

Thursday. March 24th, 2016
Ảnh hưởng của các mức khoáng, vitamin và điện giải tới sức sản xuất của lợn thịt Ảnh hưởng của các mức khoáng, vitamin và điện giải tới sức sản xuất của lợn thịt

Vitamin và khoáng vi lượng có vai trò thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và sinh sản của lợn do tham gia vào cấu trúc các enzym xúc tác quá trình trao đổi chất trong cơ thể và cân bằng áp suất thẩm thấu màng tế bào.

Thursday. March 24th, 2016
Phân Tích Khả Năng Sinh Sản Của Nái Và Nâng Số Lứa Đẻ Phân Tích Khả Năng Sinh Sản Của Nái Và Nâng Số Lứa Đẻ

Phân Tích Khả Năng Sinh Sản Của Nái Và Nâng Số Lứa Đẻ

Friday. March 25th, 2016