Cách diệt trừ bọ xít gây hại trên cây vải, nhãn
Bọ xít dùng vòi trích vào nụ, hoa, quả non hút dịch cây gây rụng nụ, hoa, quả non dẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng quả. Nhằm giúp bà con diệt trừ bọ xít hiệu quả, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội khuyến cáo bà con cần thực hiện một số biện pháp diệt trừ như sau:
Đối với bọ xít trưởng thành qua Đông (trong tháng 12, tháng 1), bà con tiến hành diệt trừ bằng cách rung cây để bọ xít rơi xuống đất và tiêu diệt. Khi vào đầu Xuân, thời tiết ấm áp, bọ xít trưởng thành thường đẻ trứng vào thời kỳ trước khi hoa nở.
Lúc này, bà con cần ngắt, đốt các lá có ổ trứng và bắt bọ xít trưởng thành. Bên cạnh đó, bà con cần thường xuyên theo dõi vườn cây, khi thấy bọ xít non nở rộ với mật độ cao: Trung bình 1 – 2 con/cành cần tiến hành dùng thuốc hóa học để phun trừ. Đặc biệt chú ý, khi thấy bọ xít non to bằng hạt đậu hay khuya áo, lưng màu nâu cần tiêu diệt ngay.
Bà con nên dùng một trong những loại thuốc hóa học sau: Actara 25EC, Sutin 5EC, Oshin 20WP, Cruiser plus 312,5PS. Liều lượng: 1,5 gói/8 – 10 lít nước/100m2 tán cây. Khi bọ xít trưởng thành, sức kháng thuốc cao cần sử dụng một số loại thuốc tiếp xúc mạnh như: Sokupi 0,36AS, Aremec 36EC, Karate 2,5EC... cộng thêm chất bám dính, phun vào chiều tối hoặc buổi sáng khi nhiệt độ ngoài trời còn mát, lúc mới khô sương.
Lưu ý biện pháp dùng thuốc chỉ có hiệu quả cao khi phun thuốc vào lúc bọ xít ở tuổi 1 – 3, vì tuổi này chúng chưa có cánh nên không thể phát tán rộng hoặc bay khi bị phun thuốc.
Related news
Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã dừng xây dựng đề án quy hoạch phát triển cây mắcca trên địa bàn giai đoạn 2015-2020.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa các nhà tiêu thụ và xuất khẩu (XK) nông sản trong nước với các doanh nghiệp SX rau củ quả của tỉnh.
Hàng chục ngàn tấn gạo mốc đang nằm tại cửa khẩu Lào Cai.
Trong những năm tới, giá cao su nếu có tăng cũng chỉ ở mức dưới 2.500 USD/tấn (50 triệu đồng/tấn).
Nhắc đến nghề nuôi rắn hầu như ai cũng nhớ ngay đến Làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã huyện Lâm Thao và Làng nghề nuôi và chế biến rắn Khuôn Dậu xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, bởi đến nay toàn tỉnh Phú Thọ mới có 2 làng nghề có sản phẩm độc đáo này.