Cách diệt tảo đỏ tảo giáp trong ao nuôi
Trong đó nguyên nhân nguy hiểm nhất là do các loài tảo thuộc ngành tảo giáp (Pyrrophyta) như Peridinium cinctum, Ceratium hirundinella... khi chúng phát triển mạnh với mật độ cao làm cho nước có màu đỏ. TẢO GIÁP (Pyrrhophyta/dinophyta.
Tảo giáp (tảo hai roi) sống chủ yếu ở nước mặn, khoảng 10% sống trong nước ngọt. Chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào hình cầu hay hình sợi, có hai roi khác nhau: một roi ngang và một roi dọc. Nhiều loài có các tấm celuloze bao phủ.
Tảo giáp di chuyển rất nhanh trong thủy vực nhờ các tiêm mao xung quanh cơ thể. 50% loài tảo giáp sống tự dưỡng, còn lại sống dị dưỡng.
Có 2000 loài tảo giáp được biết đến, trong đó khoảng 60 loài có thể sản sinh độc tố phức tạp, là một nhóm tảo rất bền. Khi gặp điều kiện thuận lợi, sự bùng nổ về quần thể hoặc nở hoa có thể xảy ra, đôi khi làm cho cá và động vật có vỏ nhiễm bẫn, đặt ra một mối đe dọa lớn cho sức khỏe con người và động vật như Gymnodinium, Peridium, Ceratium, Protoperidinium, Alexandrium, Chaetoceros, Noctiluca,….
Hình ảnh một số loài tảo giáp gây hại
Nguyên nhân khiến cho tảo giáp chiếm ưu thế trong ao nuôi là do nguồn nước cấp từ bên ngoài vào, trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do nền đáy ao quá bẩn dẫn đến sự phát triển quá mức của loài tảo này.
Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao trong ao nước sẽ có màu nâu đỏ, đồng thời mặt nước xuất hiện nhiều váng màu nâu đỏ. Thời điểm nắng gắt chúng tập trung nổi trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm.
Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắt ngẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước và nước ao bị phát sáng ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.
Độc tố của tảo giáp
Gonyaulax polygramma: Nguyên nhân gây thiếu ôxy
Dinophysis acuta SPS: Diarrhetic ngộ độc ở động vật có vỏ (DSP)
Gambierdiscus toxicus, Ostreopsis mascarenensis: Ngộ độc cá
Alexandrium SPS acatenella: Gây tê liệt, ngộ độc ở động vật có vỏ (PSP)
Karenina breve SPS: Ngộ độc thần kinh ở động vật có vỏ (NSP)
Gymnodinium mikimotoi,...: Có hại cho cá, tôm và động vật biển, các tế bào có thể gây thiệt hại hoặc làm tắc nghẽn mang của các loài động vật.
Kiểm Soát Tảo Giáp Trong Ao Nuôi Tôm
* Các biện pháp phòng ngừa
- Tránh lấy nước để nuôi tôm trong giai đoạn tảo nở hoa đỏ (thủy triều đỏ) từ các nguồn nước ở lân cận.
- Không thay nước ao nếu nguồn nước gần kề có hiện tượng tảo đang nở hoa.
- Nếu quan sát thấy nguồn nước gần kề không có hiện tượng nở hoa thì nên chọn con nước thích hợp cấp vào.
- Trước khi cấp vào ao nuôi phải được xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn như GUARSA, BKC++8000 để giảm mật độ tảo của nước sau khi cấp.
- Sử dụng AQUA BIO BZT hoặc BACPOWER định kỳ để duy trì chất lượng nước và không xảy ra tình trạng tảo phát triển quá mức.
- Khi tình trạng nghiêm trọng, tăng sục khí và siphon đáy định kỳ để quản lý nước ao tốt hơn.
- Cho ăn hợp lý, tránh cho ăn thừa.
* Phương pháp diệt tảo giáp- tảo đỏ
Cách 1: Xử lý tảo đỏ bằng vi sinh BACBIOZEO LabLab hoặc BACPOWER, liều 500g/3000 m3, lúc 8 giờ tối, mở máy quạt.
Cách 2: Cắt tảo giáp bằng hóa chất: như BKC++8000 hoặc ALGA RV, dùng lúc trời có năng, mở quạt, liều lượng trên nhãn mác.
Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, tao trong ao nuoi tom