Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của heo đực giống
Author: NCN
Publish date: Tuesday. December 22nd, 2015

Mỗi năm một con heo đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế (tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, …) cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 20 heo con mà thôi. Do đó, khai thác sử dụng tốt một con heo đực giống, chúng ta cần chú ý những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của chúng như sau:

1. Ảnh hưởng giống: Khả năng sản xuất của một con heo đực giống phụ thuộc rất nhiều vào loại giống và khả năng di truyền các tính trạng. Do đó, cần chú ý xem xét gia phả khi chọn heo đực giống.

2. Ảnh hưởng lứa tuổi: Một số nghiên cứu cho thấy, lượng tinh dịch cũng như chất lượng tinh trùng ở heo đực giống có thể khai thác tốt nhất ở độ tuổi 1 - 3 tuổi và sau đó giảm dần mặc dù trong cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và môi trường như nhau. Do đó, tốt nhất chúng ta chỉ nên khai thác đực giống trong 2 năm và sau đó loại thải, thay bằng con giống mới có năng suất cao hơn.

3. Ảnh hưởng mùa trong năm: Thời tiết môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tinh dịch của heo đực giống. Cụ thể, khi nhiệt độ môi trường thay đổi quá đột ngột ảnh hưởng đến quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể, làm heo bị stress, sức đề kháng cơ thể giảm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Đặc biệt, khi nhiệt độ môi trường quá nóng, kiểm tra tinh dịch heo thấy có hiện tượng hoạt lực tinh trùng giảm.

4. Ảnh hưởng khoảng cách lấy tinh: Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt chúng ta cũng chỉ nên khai thác đực giống tối đa là 1 lần/ ngày đêm. Nếu khai thác nhiều hơn, chất lượng tinh dịch kém sẽ dẫn đến tình trạng tỷ lệ đậu thai ở heo nái thấp và sự loại thải con đực giống nhanh hơn.

5. Ảnh hưởng việc chăm sóc, nuôi dưỡng: Việc cung cấp khẩu phần thức ăn cân đối và phù hợp là yếu tố rất quan trọng đối với heo đực giống trong thời gian đang khai thác. Sự thiếu hụt các chất khoáng đa lượng và vi lượng, thiếu đạm, các vitamin, …trong khẩu phần hoặc thức ăn có chất lượng kém (bị ôi chua, mốc, …) là những yếu tố trực tiếp dẫn đến chất lượng tinh dịch kém, ảnh hưởng đến con lai đời sau.

Ngoài ra, một số bệnh như: bệnh Lepto, Lỡ mồm long móng (FMD), … hoặc những giai đoạn thú bị sốt cao do các bệnh nhiễm trùng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất tinh dịch của heo đực giống, chất lượng tinh trùng kém (tinh trùng bị dị dạng, hoạt lực kém…)


Related news

Bệnh suyễn lợn Bệnh suyễn lợn

Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây nên, chúng có thể sống trong không khí cho nên khả năng gây bệnh của nó là rất lớn

Monday. December 21st, 2015
Bệnh sán lá ruột lợn Bệnh sán lá ruột lợn

1. Nguyên nhân: Do một loại sán lá (nhân dân thường gọi là sán lá hạt hồng hay sán lá trầu) gây nên.

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh bại liệt ở heo nái Bệnh bại liệt ở heo nái

Biểu hiện của bệnh bại liệt thường xảy ra trước và sau khi đẻ và hay gặp ở 2 chân sau.

Tuesday. December 22nd, 2015