Các vấn đề đang diễn ra trong ngành nuôi tôm, phần 1
Sản xuất tôm nhiều hơn với những biện pháp cải tiến
Kỹ thuật phát triển sản xuất tôm vẫn chủ yếu là mở rộng bán thâm canh. Có tiềm năng đáng kể để cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua sự đổi mới, tiêu chuẩn hóa và tự động hóa ở nhiều mức độ khác nhau.
Ngành công nghiệp nuôi tôm toàn cầu đã có từ hơn 40 năm qua, và sản xuất đã tăng lên đều đặn trong hai thập kỷ qua, từ khoảng 1 triệu tấn (MMT) vào năm 1995 đến hơn 4 MMT hiện nay. Nó cũng được dự kiến để mở rộng đáng kể trong hai thập kỷ tới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Châu Mỹ La Tinh.
Sự bền vững hiện có trong ngành công nghiệp của cả châu Á và châu Mỹ là kết quả của sự mở rộng và liên kết của các công ty có thể tối đa hóa hiệu quả và quy mô kinh tế của họ. Do đó, sản xuất hiện nay có thể gần gấp đôi vào năm 2030; tuy nhiên, việc chú ý hơn đến nhiều vấn đề thực tiễn là cần thiết, bao gồm cải tiến di truyền, nhu cầu dinh dưỡng và thành phần thức ăn, quản lý y tế, môi trường và các vấn đề khác.
Thuần hóa và cải tiến di truyền
Tồn tại trong suốt ba thập kỷ đầu tiên, ngành công nghiệp thương mại nuôi tôm phụ thuộc đáng kể vào nguồn trứng giống và giống bố mẹ tự nhiên. Nhiều yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng đến sự cung cấp nguồn giống bố mẹ và con non tự nhiên, từ hiện tượng thời tiết toàn cầu như chu kỳ cuar hiện tượng El Nino và mùa mưa hàng năm, tới địa phương hoá ô nhiễm và suy thoái môi trường, lạm dụng đánh bắt và hoặc quá mức quy định của thủy sản. Do đó, việc cung cấp con giống tự nhiên thường không đáng tin cậy và bị hạn chế, và tình trạng thiếu hụt lặp đi lặp lại này đã ảnh hưởng ngành công nghiệp một cách đáng kể.
Thuần hóa và các chương trình chọn lọc giống là cơ sở cho việc hiện đại động vật trên cạn và sản xuất cây trồng. Tuy nhiên, gần đây đó là một sự bảo đảm tương đối với các loài thuỷ sản, mà thương mại chọn lọc giống đã được giới hạn chủ yếu cho loài ngao và cá hồi, với các kết quả rất khuyến khích.
Tôm biển là ứng cử viên xuất sắc cho thuần hóa và cải tiến di truyền, vì chúng có tỉ lệ sinh sản cao; vòng đời ngắn và sự tồn tại của xung đột di truyền góp thêm phần ảnh hưởng cho tỉ lệ tăng trưởng. Tuy nhiên, so với hầu hết các ngành công nghiệp chăn nuôi, nuôi tôm nhìn chung vẫn còn ở giai đoạn đầu của thuần hóa và chọn lọc chăn nuôi.
Nhiều cuộc thảo luận và hợp tác trong cả kỹ thuật chọn lọc chăn nuôi thông thường và các ứng dụng của công cụ sinh học phân tử hiện đại - bao gồm các kỹ thuật chỉnh sửa gen mới hơn - có thể thúc đẩy sự tiến triển và hiệu quả toàn cầu của các cải tiến di truyền trong ngành công nghiệp.
Đạt được sự thuần hóa của các loài tôm chọn lọc, cùng với sự chọn lựa, cải tiến di truyền - và thậm chí cả việc lai giống và mức bội thể - nên là mục tiêu lớn của trung tâm R&D. Nỗ lực để phát triển và thực hiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt cho tôm là quan trọng và phải tiếp tục. Một ngành công nghiệp nuôi tôm đã đạt đến tầm quan trọng toàn cầu không thể phụ thuộc hoàn toàn vào tính chất của trứng giống do tự nhiên cung cấp.
Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu không đảm bảo của tự nhiên không phải là một chiến lược tốt sau khi ngành công nghiệp đạt đến một khối lượng nhất định, và nó thì rất quan trọng để tiếp tục tiến trình cải thiện các đặc tính như tăng trưởng, khả năng kháng bệnh, năng suất và hiệu suất với các thành phần dinh dưỡng rõ ràng, trong số những cái khác. Điều này sẽ cho phép ngành công nghiệp có cấp bậc mới về kế hoạch và kiểm soát sản xuất vượt mức, kết quả là khả năng được cải thiện tốt hơn để đáp ứng với thay đổi của nhiều môi trường, áp lực thị trường và các yêu cầu khác.
Ngành công nghiệp chỉ chủ yếu dựa vào một loài - đó là tôm trắng Thái bình Dương hoặc tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) - có ít cải thiện, các dòng nuôi chọn lọc. Đó là loài tôm quan trọng nhất trên thế giới, mang hầu như cả một triển vọng sản xuất cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Tôm trắng Thái bình Dương đại diện cho khoảng 75 phần trăm của tất cả ngành nuôi tôm trên toàn cầu, và hơn 40 phần trăm của trong ngành sản xuất tôm. Có lẽ loài tôm khác đã có vai trò nổi bật tại một thời điểm nào đó, như tôm thẻ xanh Thái bình Dương (L.stylirostris) và những loài khác, xứng đáng một tầm nhìn thứ hai.
Nhu cầu dinh dưỡng và cách thức cho ăn
Sự phát triển và sử dụng các loại thức ăn thủy sản hỗn hợp đã là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp và sẽ tiếp tục tăng tầm quan trọng. Giảm chi phí thức ăn là một khía cạnh quan trọng để mở rộng hơn nữa ngành công nghiệp và cải thiện tương đối khả năng cạnh tranh của nó so với các nguồn protein khác, chẳng hạn như cá, thịt bò, thịt lợn và gia cầm.
Kiến thức về các nhu cầu dinh dưỡng của việc nuôi tôm là tương đối đầy đủ nhưng có nhiều điểm cần cải thiện. Sự phát triển bao gồm các thành phần cơ bản của đất đã làm giảm đáng kể việc sử dụng các thành phần thuộc nguồn gốc biển, giống như bột cá và dầu cá, rất quan trọng trong việc cho tôm ăn trong suốt hai thập kỷ đầu của ngành công nghiệp.
Có nhiều tiềm năng để giảm chi phí sản xuất và nâng cao dinh dưỡng bằng cách cho tôm ăn các loại thức ăn hỗn hợp. Việc nghiên cứu sâu về vấn đề này thì đang được tiến hành - và phải tiếp tục - để cải thiện kiến thức của chúng ta về nhu cầu dinh dưỡng cho tôm và phát triển chế độ ăn mới cho loài, cho khu vực và thậm chí là cho từng mùa cụ thể. Các chế độ ăn có thể liên quan đến việc bổ sung và các phương pháp cải tiến quy trình sản xuất; chi phí thấp hơn, mới lạ và các thành phần bền vững; cộng thêm chương trình y tế mới và các chất tăng trưởng để cải thiện sự sống, sự phát triển, sản lượng, sự chuyển đổi và khả năng kháng bệnh trong khi giảm các vấn đề về môi trường.
Có nhiều áp lực trong việc sản xuất các loại thức ăn công thức ở mức chi phí thấp nhất để giảm thiểu chi phí thức ăn và nâng cao lợi nhuận trong khi tối ưu hóa sản xuất. Cũng có một áp lực đang gia tăng về việc giảm chi phí thành phần thông qua việc sử dụng các thành phần mới và bền vững. Nhưng cũng cần chú trọng vào việc hạn chế ở mức thấp nhất vấn đề ô nhiễm từ nguồn thức ăn công thức để giảm thiểu tác động môi trường trong khi đạt được sự tương thích lớn nhất có thể cho ngành sản xuất nuôi trồng thuỷ sản.
Kỹ thuật quản lý thức ăn như là một phần chính của quản lý ao nuôi và hiện tại đã gia tăng với nhiều sự lựa chọn cơ khí hóa và tự động hóa, sẽ tiếp tục đạt được tầm quan trọng để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường của nước thải.
Lịch sử của ngành công nghiệp nuôi tôm diễn ra theo chu kỳ, sự bùng phát lớn của dịch bệnh làm phá vỡ các chuỗi cung ứng và thị trường và có thể gây ra mối quan tâm đáng kể đối với các nhà đầu tư tiềm năng.
Phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán và kiểm soát bệnh
Ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn cầu phải đối mặt với những thất bại nặng nề ở một số nước do các dịch bệnh, đặc biệt là bắt nguồn từ virus - như đốm trắng, bệnh đầu vàng (YHV) và hội chứng Taura (TSV) - nhưng gần đây cũng do nguồn gốc vi khuẩn như bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND) và bệnh vi bào tử trùng ở tôm (EHP). Mẫu số chung giữa các ngành công nghiệp nuôi tôm của nhiều quốc gia này là tỷ lệ mắc bệnh đã tăng lên, đặc biệt là nhiễm virus, nhanh chóng và hầu như là không kiểm soát được sự bùng phát.
Vẫn còn rất ít lựa chọn thay thế để đối phó với tình trạng nhiễm virus, và phương pháp tốt nhất để quản lý bệnh là loại trừ thông qua an toàn sinh học. Tương tự như vậy, các công cụ để đối phó một cách hiệu quả với các dịch bệnh mới nhất như bệnh hoại tử gan cấp tính (AHPND) và bệnh vi bào tử trùng ở tôm (EHP) cũng còn khá giới hạn.
Lịch sử của ngành công nghiệp là một trong những chu kỳ, sự bùng phát dịch bệnh lớn (chủ yếu là do virus) và các vấn đề quản lý y tế liên tục gây khó cho thị trường và chuỗi cung ứng và là một mối quan tâm lớn đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Chắc chắn sẽ còn có những mầm bệnh mới mà các ngành công nghiệp sẽ phải đối đầu và quản lý.
Cải thiện hơn nữa khả năng chẩn đoán tác nhân của bệnh truyền nhiễm chính xác và kịp thời là một nghiên cứu ưu tiên. Việc áp dụng phương pháp chẩn đoán để phát hiện mầm bệnh và bệnh hiệu quả - đặc biệt là dựa trên sinh học phân tử và những phát triển gần đây - bởi các ngành công nghiệp đang cần (như là tiếp tục nghiên cứu của trung tâm R&D trong lĩnh vực này) để hiểu rõ hơn và ngăn chặn thiệt hại do dịch bệnh.
Nhiều sự tiến triển đã rõ rệt trong vài năm qua, và lúc mà một vài năm cách đây chúng ta chỉ có một số ít các loại dịch bệnh của tôm theo chẩn đoán của phòng thí nghiệm, và đã có nhiều phòng thí nghiệm như vậy trên khắp thế giới đang phục vụ một cách rất hiệu quả cho ngành công nghiệp ngày nay.
Các thực hành quản lý và quy định môi trường tốt nhất
Việc giải quyết những xung đột của môi trường và xã hội có thể được thực thi thông qua những quy định, sự hỗ trợ kỹ thuật, giáo dục và các biện pháp chủ động khác nhau. Nhiều sự tiến triển đã được thực hiện trên mặt trận này hơn hai thập kỷ qua, và ngành công nghiệp nuôi tôm phải tiếp tục được chủ động và tự nguyện tự điều tiết thay vì bị bên ngoài chi phối.
Những giải pháp quản lý tôt nhất (BMP) là một cách thiết thực để tiếp cận quản lý môi trường cho ngành nuôi tôm. Chúng là những giải pháp được cho là hiệu quả nhất, nhưng thực tế, những phương pháp làm giảm tác động môi trường này thích hợp với mục tiêu quản lý tài nguyên. Nhà sản xuất có thể áp dụng chúng một cách tự nguyện để cho thấy trách nhiệm quản lý môi trường và làm giảm mức độ khẩn cấp được chính phủ quy định. Tuy nhiên, giải pháp quản lý tốt nhất BMP cũng là xương sống của việc quản lý môi trường trong các hoạt động ở nơi mà những ảnh hưởng được phổ biến và nằm trên phần lớn các khu vực địa lý.
Ngành công nghiệp nuôi tôm, bằng cách chuẩn bị một cách tự nguyện và áp dụng các giải pháp quản lý tốt nhất BMP, là đang chứng minh trách nhiệm về môi trường nhằm giảm bớt các quy định trong tương lai, và để cung cấp cơ sở cho các hình thức của quy định mới. Ngành nuôi tôm được xây dựng qua một loạt các vùng môi trường ven biển, với sự khác biệt đáng kể trong kiểu mẫu tài nguyên, vật lý, hóa chất và điều kiện sinh học, do đó một hệ thống đơn lẻ của những giải pháp quản lý tốt nhất BMP để sử dụng trong tất cả các hoàn cảnh thì có thể không khả thi.
Các nhà sản xuất tôm cần phải xem xét tới số lượng các phương án xác thực tầm cỡ. Một vài chứng nhận là quan trọng hơn những cái khác, tùy thuộc việc nhắm vào thị trường xuất khẩu mục tiêu và các yêu cầu của nó. Các phương án xác thực tầm cỡ nên tiếp tục kết hợp với nhau và hợp nhất các tiêu chuẩn của chúng để nhà sản xuất có thể có thêm sự lựa chọn hiệu quả chi phí cho ngành sản xuất quan trọng này, cũng như chất lượng sản phẩm và công cụ tiếp thị.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp nuôi tôm đã tạo ra xung đột qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên chung như đất ven biển và nước, và những vấn đề khác như bột cá và dầu cá sử dụng trong việc xây dựng nguồn thức ăn. Với nhu cầu cần thiết là phải cải thiện hiệu quả chi phí, ngành công nghiệp đã thích nghi với nhiều công nghệ khác nhau từ các ngành công nghiệp khác cũ hơn và đã hình thành trước đó, ví dụ như xử lý nước thải và ngành công nghiệp gia cầm - như các công nghệ cung cấp nước khép kính, giảm hoặc không trao đổi nước, an toàn sinh học và tăng sử dụng khí cơ học.
Những điều này và các công nghệ khác đang ngày càng trở nên quan trọng, và trong nhiều năm qua ngành công nghiệp đã có một ý nghĩa là hướng tới mục tiêu làm giảm lượng nước trên mỗi kg tôm sản xuất. Nhưng nhiều chính quyền địa phương và khu vực thì đang và sẽ tiếp tục vận dụng việc tăng áp lực để điều chỉnh ngành công nghiệp nuôi tôm. Ngành công nghiệp nuôi tôm phải tiếp tục hoạt động tốt hơn để điều chỉnh, trong nội bộ và phải có sáng kiến riêng của ngành, cùng toàn bộ chuỗi giá trị.
Related news
Để nuôi một hecta tôm thẻ chân trắng thâm canh cần tới 11 - 26 tấn thức ăn và giá trị chiếm hơn 50% tổng chi phí đầu tư.
Tôm nuôi ở độ mặn cao dễ bị dịch bệnh, nhất là các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, vi khuẩn phát sáng và EMS.
Bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết hàng loạt nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.