Các nhà khoa học xác nhận những con sâu ăn bả bẫy sên
Những phát hiện của nhà nông học George Mueller-Warrant tại Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) có thể giúp các nhà sản xuất quản lý tốt hơn các ứng dụng về bả mồi bẫy sên - một nỗ lực gây tổn thất khoảng 3,7 triệu USD mỗi năm.
Quần thể sên xám ở Tây Bắc Thái Bình Dương đang phát triển mạnh, do biện pháp xử lý đất không cày và các biện pháp thực hành khác nhằm nâng cao chất lượng đất và chống xói mòn.
Vì vậy, người trồng trọt đã sử dụng khoảng 3 triệu pound mồi bả bẫy sên hàng năm - thường ở dạng viên sắt phốt-phát hoặc viên Metaldehyde dạng hạt, hoặc dạng chất lỏng.
Mueller-Warrant hiện đang công tác tại Đơn vị Nghiên cứu hạt ngũ cốc và hạt giống cỏ của ARS ở Corvallis, bang Oregon, đã tiến hành một nghiên cứu để xác định số lượng và tốc độ nhanh chóng mà bả mồi bẫy sên bị những con sâu ăn mất.
Nhóm nghiên cứu của ông đã xử lý bằng muối cho 15 hạt giống cỏ ở cánh đồng sản xuất và ở nhà kính với các loại bả mồi sên khác nhau và sau đó dành bốn giờ mỗi đêm quan sát hành vi tìm kiếm thức ăn của sâu.
Trung bình các quan sát cho thấy, một nửa trong số các viên mồi đã biến mất trong vòng chưa đầy 2,5 ngày.
Những con sâu tiếp cận các viên mồi giống như cách chúng tiếp cận tất cả các nguồn thực phẩm tiềm năng khác và dành 20% thời gian ăn mồi ngay tại chỗ,sau đó chúng thường tha những viên mồi này trở lại hang của mình, đôi khi ở tỉ lệ ba viên mỗi giờ.
Các nhà khoa học lưu ý rằng, những con sâu thích các viên Metaldehyde và viên sắt rẻ tiền hơn so với các dạng bả mồi khác.
Các nhà sản xuất ở Oregon hiện đang áp dụng khoảng 10 pound bả mồi sênmẫu Anh, 2-5 lầnnăm trên hơn 185.000 mẫu Anh trồng cỏ.
Nhưng vì nhiều bả mồi ở dạng viên nhanh chóng bị sâu ăn mất, Mueller-Warrant tin rằng trên các cánh đồng canh tác cây trồng có giá trị cao, nếu sử dụng các hạt bả mồi và bả mồi dạng lỏng đắt tiền hơn mà những con sâu thường bỏ qua có thể có hiệu quả về chi phí.
Related news
Rệp bông (Planococcus lilacinus) là một loài côn trùng đa thực, chúng gây hại hàng chục loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây cam sành.
Các thực nghiệm nghiên cứu bón phân vô cơ cho cây cam đều khẳng định cây cam cần các chất dinh dưỡng đa lượng N, P, K và các chất trung vi lượng như canxi, ma nhê, kẽm, bo, môlípđen, đồng thời cây cam thích nghi trong điều kiện đất có độ pH từ 5 - 6,5 tầng đất dày trên 1m và mạch nước ngầm sâu, đất dễ thoát nước.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước đã xác định trung bình 1 tấn quả cam tươi chín, cây cam cần: 1.773g N; 506g P2O5; 3.194g K2O; 367g MgO; 1.009g CaO; 142g S, 3g Fe; 0,8g Mn; 1,4g Zn; 0,6g Cu; 2,8g B.
Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.