Các giống lúa Thái Bình khẳng định trên đất Bình Định
Vụ ĐX 2017 – 2018, nhiều cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định đưa vào SX các giống lúa TBR36, TBR225, TBR1 của TCty CP Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinhseed) đã mang lại thành công, đem lại lợi nhuận và sự phấn khởi cho người nông dân.
Mô hình SX giống TBR36 tại huyện Phù Mỹ
Theo đó, xã Mỹ Cát (huyện Phù Mỹ) đã đưa vào SX giống TBR-1 (nguyên chủng) trên diện tích 0,5ha với 4 hộ tham gia; giống TBR36 (xác nhận) trên diện tích 12ha với 60 hộ tham gia và giống TBR225 (xác nhận) trên diện tích 0,5ha với 4 hộ tham gia. Còn tại xã Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) cũng đã đưa vào SX 3 giống lúa nói trên, mỗi giống được SX trên 0,5ha.
Mục tiêu của các địa phương là nhằm chuyển giao các giải pháp tiến bộ KHKT cho nông dân, thực hiện đồng bộ trên diện tích SX tập trung nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế; giảm thiểu tác động đến môi trường, hướng đến SX hàng hóa, từng bước đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt vào SX đại trà.
Để tạo điều kiện cho nông dân, ThaiBinhseed cung ứng giống đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV cùng các ngành liên quan và Cty tập huấn hướng dẫn nông dân quy trình canh tác. Trong suốt vụ SX, Cty cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với cán bộ nông nghiệp xã thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại trong thời gian lúa sinh trưởng và phát triển để có phương án phòng trừ kịp thời.
TBR225, TBR1, TBR36 là các giống lúa thuần, do ThaiBinhseed chọn tạo, đã được Bộ NN-PTNT cho phép SX đại trà. Các giống này đều là các giống chủ lực trong cơ cấu của ngành nông nghiệp Bình Định trên các chân ruộng 2 - 3 vụ/năm.
Tại các địa phương, các giống lúa nói trên đã cho thấy ưu điểm kháng các loại sâu bệnh hại. Giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, tất cả các giống đều phát triển rất tốt, thích nghi với điều kiện vùng, chống chịu với điều kiện thời tiết có độ ẩm cao kết hợp sương mù, mưa kéo dài đầu vụ gieo sạ... Tính đến thời điểm hiện tại, lúa đang trong giai đoạn đóng hạt, đỏ đuôi mà bà con chưa phun thuốc BVTV trừ sâu bệnh hại.
Tại xã Vĩnh Quang, lúa TBR36 năng suất thực thu ước đạt 67 tạ/ha, TBR225 đạt 70 tạ/ha và TBR1 đạt 71 tạ/ha. Còn tại xã Mỹ Cát, lúa TBR36 đạt từ 68 - 71 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng (DV 108) 1 - 2 tạ/ha; lúa TBR225 đạt từ 75 - 77 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 5 - 7 tạ/ha và lúa TBR1 đạt từ 75 - 80 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 7 - 9 tạ/ha. Đặc biệt, chất lượng gạo của giống lúa TBR36 và TBR225 đều rất ngon.
Theo đánh giá của bà con nông dân, SX 3 giống lúa nói trên lợi nhuận tăng hơn so với làm giống đối chứng DV108 được từ 2,2 - 3,6 triệu đồng/ha.
Related news
Thông thường hiệu quả sử dụng phân urê chỉ 40% thì hiệu quả sử dụng phân kali lên đến 60%. Khi bón kali vào đất thì thường bị keo đất hấp thu
Khả năng chống đổ, chống bệnh khô vằn, đạo ôn lá tốt hơn so giống lúa tại địa phương. Đặc biệt, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở ruộng đất phèn…
Một phóng sự ngắn phát trên VTV Cần Thơ cho thấy hiện vẫn còn khá nhiều người trồng lúa ĐBSCL vẫn hiểu và áp dụng sai kỹ thuật bón phân cho giai đoạn này.