Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Các giải pháp chuyển đổi cây trồng chống hạn

Các giải pháp chuyển đổi cây trồng chống hạn
Author: Văn Ngọc
Publish date: Saturday. March 26th, 2016

Theo đó, Tổng cục Thủy lợi đề nghị, trong những các giải pháp ứng phó với hạn hán thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây trồng cạn sẽ tiết kiệm lượng nước tưới đáng kể. Trung bình sản xuất 1ha lúa cần đến khoảng 10.000m3 nước/vụ, nhưng chuyển sang cây trồng cạn thì có thể sản xuất được 3-5ha và được nhiều nông dân hưởng lợi. Bên cạnh đó giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong tưới nước tiết kiệm và phun mưa cũng sẽ giảm được nước tưới lên đến 40- 50% so với tưới tràn, trong khi đầu vào giảm nhưng lợi nhuận tăng 40%.

Về giải pháp sử dụng những giống cây trồng, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ khuyến cáo nông dân chuyển sang canh tác các giống như: Giống lúa thuần ANS1, có thời gian sinh trưởng trung bình sớm, 87-105 ngày, chống chịu rầy nâu, đạo ôn, thích nghi với điều kiện sinh thái vùng. Các giống cây trồng cạn phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sắn KM7; lạc LDH.01; đậu tương ĐTDH.02, đậu xanh NTB.O2... Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố cũng giới thiệu: Giống ngô lai đơn VN8960, đậu xanh ĐX208. Công ty TNHH Hạt giống C.P Việt Nam với các giống ngô chịu hạn CP333 và CP111…

Bộ NNPTNT cũng đồng thời chỉ đạo các biện pháp phòng chống hạn ở khu vực như sau:

- Trung tâm Khuyến nông quốc gia đẩy mạnh áp dụng quy trình canh tác 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm, quy trình SRI… tăng cường hoạt động lồng ghép xây dựng và nhân rộng mô hình, hướng dẫn kỹ thuật giảm lượng giống gieo sạ;

- Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ và các cơ quan nghiên cứu có liên quan tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các quy trình thâm canh lúa; tăng cường sản xuất và quản lý tốt nguồn giống lúa siêu nguyên chủng.

- Các địa phương áp dụng các biện pháp giảm lượng hạt giống lúa gieo sạ tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; tăng cường thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80kg/ha và năm 2020, đồng thời nâng sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 80% diện tích gieo trồng mỗi vụ…

- Phát triển chăn nuôi gia súc chịu hạn, trồng cỏ, thu gom rơm rạ, tận dụng phế phẩm để chế biến thức ăn chăn nuôi.


Related news

Chuyển 26% hộ nuôi bò lấy sữa sang nuôi bò thịt Chuyển 26% hộ nuôi bò lấy sữa sang nuôi bò thịt

Sở NNPTNT TP.HCM cho biết đang có kế hoạch chuyển gần 26% số hộ nuôi bò sữa nhỏ lẻ (dưới 10 con) sang nuôi bò thịt nhằm sắp xếp lại tổng đàn theo hướng tăng năng suất, chất lượng sữa trong thời gian tới. Được biết, năm 2015, TP.HCM có 120.000 con bò sữa với hơn 9.000 hộ chăn nuôi, trong đó số hộ nuôi dưới 10 con bò sữa gồm 5.211 hộ.

Friday. March 25th, 2016
Mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2,5-3%/năm không quá tham vọng Mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp 2,5-3%/năm không quá tham vọng

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 (Quốc hội khóa XIII) ngày 21.3, Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020 đã đề ra mục tiêu sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2,5-3%/năm. Mục tiêu này có dễ đạt được và chúng ta sẽ thực hiện thế nào?

Friday. March 25th, 2016
Làng Plei Lao tiễn biệt những ngày buồn Làng Plei Lao tiễn biệt những ngày buồn

Đầu những năm 2000, làng Plei Lao ( thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, Gia Lai ) luôn được nhắc đến như là một “điển hình” phức tạp về an ninh chính trị, thì bây giờ ngôi làng này lại được nói đến như tiêu biểu về ý chí làm ăn. Điều tưởng như nghịch lý này có lẽ chỉ người Plei Lao mới cắt nghĩa được…

Friday. March 25th, 2016