Cá tra Việt vượt cạn trong năm 2017
Mặc dù gặp nhiều khó khăn ở thị trường xuất khẩu nhưng 2017 đánh dấu mốc là năm trở lại của ngành nuôi cá tra.
Năm 2017 ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn ở thị trường xuất khẩu
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển & Nông thôn, nuôi trồng thuỷ sản năm 2017 đạt được kết quả khá khả quan cả ở nuôi tôm và cá nhờ áp dụng cải tiến trong kỹ thuật nuôi, chủ động phòng chống dịch bệnh đồng thời đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng GDP chung. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,32 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 315.000 tấn, tăng 16,5% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm 2017 đạt 3,8 triệu tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2017, cá tra xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là xuất sang thị trường Mỹ. Từ ngày 2/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) sẽ kiểm tra 100% lô hàng cá tra Việt Nam. Quyết định của USDA căn cứ vào chương trình thanh tra cá da trơn (hay còn gọi cá thuộc bộ Siluriformes) theo đạo luật Farm Bill. Trước thông tin trên nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ phải chịu thêm nhiều khoản phí như phí kiểm tra, chi phí lưu kho... và có thể bị lỗ. Đầu năm 2017, cá tra Việt Nam bị đài truyền hình Cuatro TV, Tây Ban Nha bôi nhọ, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh sản phẩm xuất khẩu chủ lực ngành thủy sản.
Tuy nhiên, năm 2017 cũng đánh dầu sự trở lại của con cá tra. Giá cá thương phẩm tăng từ đầu năm và hiện ở mức 25.000-27.000 VNĐ/kg. Với mức giá này người nuôi lãi 4.000-6.000 VNĐ/kg. Người nuôi liên tục phải trải qua các giai đoạn bấp bênh của thị trường tiêu thụ nên có nhiều kinh nghiệm thả nuôi.
Diện tích nuôi cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 đạt 6.078 ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thu hoạch 12 tháng đạt 1.2 triệu tấn, tăng 5,4%. Trong đó, các tỉnh có diện tích nuôi lớn đạt sản lượng cá tra tăng mạnh là Đồng Tháp với sản lượng 466.300 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ, An Giang với sản lượng 261.600 tấn, tăng 5,9%...
Related news
Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm, nhiều hộ dân và doanh nghiệp nuôi tôm đã ứng dụng các công nghệ sử dụng ít nước hoặc công nghệ tuần hoàn.
Một doanh nghiệp thủy sản ở Ninh Thuận vừa hạ thủy thành công lồng nuôi mực bán tự nhiên trên vùng biển tỉnh này bằng công nghệ HDPE lớn nhất Việt Nam.
Theo “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2024”, tỉnh Quảng Trị sẽ chú trọng nâng cao nhận thức của các chủ cơ sở nuôi về tác hại của dịch bệnh.
Tôm Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 150 quốc gia và vẫn được người tiêu dùng thế giới lựa chọn.
Trong khi chờ đợi ký nghị định thư, phía Trung Quốc sẽ xem xét, tạo cơ chế đặc biệt để các cơ sở đăng ký xuất khẩu tôm hùm bông sang thị trường này.