Cá tra không lãi

* 17 hộ bán cá tra kiện Cty Thiên Mã
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch trên 126 ngàn tấn cá tra nguyên liệu. Nhưng giá thấp hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2.000 - 2.500đ/kg, sau khi trừ các khoản chi phí về con giống, thức ăn và các chi phí khác, người nuôi chỉ có lãi rất thấp hoặc thua lỗ. Hiện giá cá tra nguyên liệu đang dao động mức 22.000 - 22.500đ/kg (đối với cá loại 0,7 - 0,9kg/con). Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình XK cá tra tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các DN chế biến, XK trong nước cũng khó khăn, tác động tiêu cực đến giá mua cá tra nguyên liệu.
* Vừa qua, 17 người đại diện các hộ nuôi, bán cá tra cho Cty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã (Cần Thơ) đã ký tên vào đơn gửi đến các cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc, giúp đòi lại số tiền nợ hơn 17,7 tỉ đồng. Đây là số tiền nợ mua cá đã kéo dài hơn 2 năm qua mà Cty Thiên Mã dây dưa không trả.
Trong đó, Cty nợ người bán cá tra nhiều nhất hơn 4,9 tỉ đồng và thấp nhất 76,5 triệu đồng/người.
Ông Phạm Thành Tín ở Phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ là một trong 17 người bán cá cho Cty Thiên Mã, cho biết: Hiện nay nhiều người bán cá tra cho Cty Thiên Mã đang lâm vào cảnh lao đao vì phải trả tiền lãi vay ngân hàng mỗi tháng, trong khi đó các khoản nợ của Cty Thiên Mã đang được Cty mua bán nợ tiến hành thu mua lại. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, số tiền nợ mua cá tra của các hộ dân vẫn chưa được thanh toán.
Related news

Ngược lại, ngành chăn nuôi trong nước trồi sụt, đặc biệt là giá thịt lợn có dấu hiệu suy giảm từ giữa năm 2012 đến giữa năm 2013. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng thức ăn chăn nuôi cũng giảm theo.

Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, qua các xét nghiệm mẫu bùn và mẫu nghêu tại khu vực biển xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông cho thấy, đến thời điểm hiện tại chưa đủ cơ sở khẳng định nghêu chết là do bệnh. Do vậy khả năng lớn nhất là độ mặn tăng đột ngột đi kèm với gió chướng thổi mạnh trước và trong thời gian xảy ra hiện tượng nghêu chết.

Còn cá linh nghịch mùa thì lại trở thành hàng đặc sản quý hiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ông Nhãn đã tận dụng 2 ha mặt nước để nuôi cá linh từ năm 2007 đến nay, mỗi năm cá linh của ông nuôi trong ao đều thắng đậm, bán được giá cao mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường.

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.