Home / Hải sản / Tôm sú

Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm

Cá Rô Phi Ngăn Cản Sự Phát Sinh Mầm Bệnh Tôm
Publish date: Tuesday. February 14th, 2012

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS). Đây là phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm như một kiểu nuôi luân canh hay một dạng xử lý nước trước bằng tác nhân sinh học như phương pháp nuôi ghép các loài. Ba ao được đưa vào nuôi thử nghiệm. Ban đầu các ao này chỉ nuôi đơn tôm, tuy nhiên do vi khuẩn phát sinh gây ra sự bùng nổ của các vi sinh vật làm tôm bị nhiễm bệnh. Các chủ trại nuôi tôm đã thực hiện nuôi chuyển đổi thay thế đối với các loài cá rô phi. Nuôi luân canh là một phương pháp để làm vệ sinh nước trước khi nuôi một loài khác, làm như vậy để giảm một cách tối đa sự phát sinh mầm bệnh.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một lượng nước chứa với lượng thức ăn tự nhiên và giống cá rô phi chịu được nước mặn, đảm bảo nguồn nước cung cấp thường xuyên chất lượng tốt. Cá rô phi được thả trong nước này làm nước xanh, làm giảm sự phát triển của các vi sinh vật. Như thế là có được nước chất lượng tốt, dùng nguồn nước này đưa vào các ao nuôi tôm. Thả cá rô phi vào 4 lồng trong mỗi ao, với trọng lượng cá thể là 100g và tỷ lệ cá thả là 400kg/ha. Hậu ấu trùng tôm cũng được thả trong ao này với tỷ lệ 18 – 20 post larvae/m2. Kết quả thử nghiệm là có 2 trong 3 ao đạt được tỷ lệ sống trên 80% và sản lượng tôm thu hoạch là 5000 kg/ha. Còn một ao cho tỷ lệ sống thấp hơn, tuy nhiên đây cũng là một phương pháp nuôi tôm lý tưởng.

Hệ thống TIPS mới được kiểm tra dưới các điều kiện khác nhau ở các tỉnh Negros và Mindanao (Philipin) cho thấy, có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự phát sinh vi sinh vật gây bệnh trong hệ thống ao nuôi tôm.


Related news

Hiệu quả nuôi tôm sú 2 giai đoạn Hiệu quả nuôi tôm sú 2 giai đoạn

Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn với nhiều ưu điểm vượt trội đang ngày càng “thịnh hành” ở nhiều tỉnh, thành nuôi tôm trọng điểm.

Wednesday. May 15th, 2019
Khắc phục một số bệnh ở tôm sú Khắc phục một số bệnh ở tôm sú

Bệnh còi ở tôm sú do virus MBV (Monodon Baculovirus) gây ra. Khi mới nhiễm virus MBV, tôm có dấu hiệu bệnh không rõ ràng

Saturday. October 5th, 2019
Lưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giống Lưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giống

Việc đảm bảo tỷ lệ sống của tôm giai đoạn mới thả là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất sau này của tôm nuôi

Monday. October 21st, 2019
Ảnh hưởng của thay đổi độ mặn đến tăng trưởng tôm sú giống Ảnh hưởng của thay đổi độ mặn đến tăng trưởng tôm sú giống

Đánh giá ảnh hưởng của việc thay đổi độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon) khi ương theo công nghệ Biofloc.

Monday. November 18th, 2019
Bổ sung mật rỉ đường trong ương nuôi ấu trùng tôm sú Bổ sung mật rỉ đường trong ương nuôi ấu trùng tôm sú

Nghiên cứu nhằm tìm ra thời điểm bổ sung carbohydrate từ rỉ đường thích hợp nhất lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú.

Monday. December 2nd, 2019