Cà phê Châu Á: Giá tại Việt Nam tăng do các nguồn cung cấp thấp
Giá cà phê tại Việt Nam tăng trong tuần này do tồn kho của nông dân thấp, trong khi Indonesia bắt đầu thêm dự trữ.
Nông dân tại Tây Nguyên đã bán cà phê ở mức 32.000 đồng (1,37 USD)/kg, tăng từ 31.800 đồng một tuần trước. Nông dân tại Việt Nam đã bán 95 – 98% cà phê đã thu hoạch trong niên vụ 2019/20 bắt đầu từ ngày 1/10/2019.
Một thương nhân tại Tây Nguyên cho biết “giá tăng trong tuần này do tồn kho gần như rỗng”. “Giá hiện nay quá cao cho chúng tôi. Chỉ những người phải thực hiện hợp đồng đã ký mới mua ở mức giá đó”.
Ngành cà phê đã bị ảnh hưởng bởi thiếu nhu cầu trong đại dịch Covid-19, mặc dù giá bắt đầu phục hồi trong 2 tuần qua, trong khi nông dân cũng đang đối phó với hạn hán.
Một thương nhân thứ 2 cho biết thời tiết đã cải thiện, mưa gần đây, nhưng giá thấp đã không khuyến khích nông dân chăm sóc những cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa phiên 27/5 giảm 10 USD hay 1% xuống 1.232 USD/tấn.
Các thương nhân tại Việt Nam đã chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức cộng 200 – 220 USD/tấn so với giá của hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn London, mức cộng một tuần trước là 200 USD.
Trong khi đó tại tỉnh Lampung, Indonesia, cà phê Sumatra được chào bán với mức cộng 290 – 300 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7, không đổi so với một tuần trước.
Nguồn cung mới tiếp tục đưa vào thị trường, khối lượng từ vào khoảng giữa tháng 6 do thêm các khu vực quanh Lampung ở đảo Sumatra bắt đầu thu hoạch.
Related news
Giá gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm IR 504 hôm nay giữ nguyên giá của ngày hôm qua, nhu cầu gạo OM 5451 đang yếu.
Giá dầu cọ giảm 1,4% sau khi giảm mạnh phiên trước đó. Giá dầu cọ giảm phiên thứ 2 liên tiếp.
Bưởi hồng da xanh túi lưới còn 39.500 đồng/kg; cam sành loại lớn có giá 36.000 đồng/kg; ổi lê giảm còn 11.300 đồng/kg; sầu riêng hạt lép giá chỉ 70.000 đồng/kg