Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Thêm Nguồn Giống Mới

Cà Mau Thêm Nguồn Giống Mới
Publish date: Friday. September 5th, 2014

Hằng năm, trại giống luôn tổ chức khảo nghiệm và chọn ra những giống lúa tốt, giống mới, có triển vọng để bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa sản xuất của tỉnh Cà Mau, đồng thời phục tráng những giống lúa đã bị thoái hoá nhằm cung ứng kịp thời nhu cầu bà con nông dân trong tỉnh.

Năm nay, trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, mưa nắng thất thường, kéo theo là dịch bệnh bùng phát, thế nhưng công tác khảo nghiệm, chọn lọc, sản xuất giống đã cho những kết quả hết sức khả quan.

Ông Phạm Văn Mịch, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, phấn khởi: “Ðây là năm công tác sản xuất lúa giống gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu vụ đến khi sắp thu hoạch. Thế nhưng, trong điều kiện khó khăn đó đã “nẩy nở” những giống lúa chất lượng, vừa có khả năng kháng sâu bệnh, vừa thích nghi với vùng đất phèn mặn như Cà Mau. Ðây cũng là một tín hiệu đáng mừng”.

Với tổng diện tích canh tác 120 ha, vụ hè thu năm 2014 trại giống đã tiến hành khảo nghiệm 39 giống, trong đó 23 giống lúa thuần và 16 giống lúa lai. Song song đó, trại sản xuất thử và trình diễn 21 giống lúa mới nhằm tìm ra những giống lúa thật sự triển vọng. Ngoài ra, trại đã tiến hành sản xuất giống siêu nguyên chủng đối với 2 loại giống: OM 9676, OM 6677, chọn ra được 22 dòng ưu tú/giống và chọn được 300 dòng thuần/giống đối với giống ST5, ST20, Một bụi đỏ và Tép hành.

Bên cạnh, để bảo đảm nhu cầu sử dụng giống của nông dân, trại đã sản xuất trên 22 ha với các loại giống cấp nguyên chủng được người dân ưa chuộng và một số loại giống mới như: OM 5451, OM 6162, OM 2395, OM 10636, CXT 30… Ðồng thời, sản xuất 40 ha các giống cấp xác nhận như: OM 6162, nếp 87, Jasmine… năng suất trung bình các loại ước đạt từ 5-6 tấn/ha.

Thạc sĩ Bùi Ngọc Tuyển, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm giống sản phẩm cây trồng và phân bón vùng Nam Bộ, đánh giá: “Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau là một trong những trung tâm có quy mô lớn của khu vực ÐBSCL. Vụ hè thu năm nay thời tiết khó khăn nhưng nhiều giống của trung tâm phát triển rất tốt.

Ðặc biệt nhiều giống có khả năng chịu phèn cao như: OM 5451, OM 2395, OM 10636. Ngoài ra, có một số giống lúa mới ngắn ngày, chất lượng gạo cao, có tiềm năng như: RVT, CXT 30, chống chọi tốt trong điều kiện khắc nghiệt, sâu bệnh. Qua đánh giá thực tế trên đồng ruộng, đây là những giống rất triển vọng”.

Khảo sát thực tế tại ruộng thử nghiệm, nhiều nông dân bất ngờ và vui mừng về chất lượng của một số giống lúa khảo nghiệm, nhất là đối với những giống lúa mới. Ông Hồ Hoàng Việt, ấp 2, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Tôi sẽ chọn giống CXT 30 cho vụ lúa đông xuân sắp tới bởi đặc tính kháng sâu bệnh rất tốt, cho năng suất cao, phù hợp với vùng đất phèn như Khánh Bình Tây Bắc”.

Nhiều năm kinh nghiệm trồng lúa, ông Lê Quốc Chánh, nông dân ấp 15, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, bộc bạch: “Hầu như ai cũng bất ngờ về kết quả khảo nghiệm, riêng tôi nhận thấy các giống mới như OM 10636, hay OM 2395 đều có thể áp dụng được cho vùng đất này”.

Tuy nhiên, để việc sản xuất của nông dân đạt kết quả cao, ngoài giống còn cần nhiều yếu tố khác. Phó Viện trưởng Viện Lúa ÐBSCL Nguyễn Thị Triều Tiên kiến nghị: “Sở NN&PTNT Cà Mau nên có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, liên kết 4 nhà để hỗ trợ nông dân khi thí nghiệm, sử dụng những giống lúa mới, góp phần thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả sản xuất trong thời gian tới”.


Related news

Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Việc thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh đã có những kết quả đáng khích lệ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông báo số 3020/TB-BNN-VP về Kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại Hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại cây hồ tiêu.

Tuesday. April 28th, 2015
Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau Tọa đàm phát triển thủy sản bền vững tại Cà Mau

Cuộc tọa đàm trực tiếp có chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”. Sáng 26/4, tại Cà Mau, Hệ thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực ĐBSCL phối hợp tổ chức cuộc tọa đàm trực tiếp với chủ đề “Cà Mau tìm hướng phát triển bền vững cho ngành thủy sản”.

Tuesday. April 28th, 2015
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tây Ninh hiện đạt khoảng hơn 27.900 ha, trong đó hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 27.000 ha, còn lại là sông suối, kênh rạch.

Tuesday. April 28th, 2015
Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương Dịch bệnh tôm nuôi đang xảy ra tại nhiều địa phương

Theo tin từ Cục Thống kê, hiện nông dân các địa phương trong tỉnh Bình Định đã sử dụng 4.255 ha mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Riêng diện tích mặt nước đã thả nuôi tôm 1.482,4 ha, tăng 67,5 ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 483,3 ha diện tích tôm thẻ chân trắng và 999,1 ha tôm sú.

Tuesday. April 28th, 2015
Tháng ba mùa ong đi lấy mật Tháng ba mùa ong đi lấy mật

Tháng ba (âm lịch), cuối xuân đầu hạ; lúc giao mùa cũng là mùa hoa nở rộ núi rừng Tây Bắc: Chớm tàn hoa nhãn là rực sáng hoa cà phê; những người nuôi ong ở Phổng Lái (Thuận Châu, tỉnh Sơn La) lại cần mẫn rủ nhau mang ong đuổi theo mùa hoa.

Tuesday. April 28th, 2015