Cà Mau đề xuất triển khai bảo hiểm nông nghiệp đại trà
Qua thực hiện thí điểm, nhận thấy được lợi ích của việc tham gia Bảo hiểm Nông nghiệp trong việc giúp người dân có cơ hội tái sản xuất khi rủi ro, tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương tiếp tục triển khai bảo hiểm nông nghiệp đại trà trong thời gian tới; đồng thời rà soát, ban hành văn bản thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh Cà Mau cũng đề xuất đối tượng nuôi cần được bảo hiểm gồm: nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng; nuôi tôm sú quảng canh cải tiến; bảo hiểm trên con tôm đối với sản xuất tôm – lúa; nuôi cá chình, cá bóng tượng, cá sặc rằn thâm canh; nuôi cá lồng trên biển và nuôi nghêu ven biển.
Related news
Với nhiều ưu điểm như nuôi được với năng suất cao, tốn ít chi phí, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường… hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn nhỏ, có sử dụng hệ thống xử lý chất thải đáy đang được nhiều địa phương và trang trại nuôi tôm ứng dụng và cho hiệu quả cao.
Tại xã An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre), Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri vừa tổ chức hội thảo khoa học quy trình nuôi lươn thương phẩm.
Trong khi đại đa số các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản điêu đứng vì nắng hạn, tôm chết liên tục, thì 24 hộ dân ấp Kinh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, lại vô cùng hồ hởi vì trúng liền 2 vụ tôm, cua kể từ khi tham gia tổ hợp tác sản xuất nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng chế phẩm sinh học.