Cá lóc tăng giá, thương lái tranh nhau đặt cọc
Hiện tại thương lái đến tận ao nuôi để “đặt cọc” trước với giá dao động từ 38.000 - 42.000 đồng/kg; cao điểm có hộ bán với giá 45.000 đồng/kg, tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với vài tuần trước.
Nhiều năm trở lại đây, phong trào nuôi các lóc thương phẩm trong ao, hầm, vèo tập trung chủ yếu ở các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, TX Hồng Ngự... Bà Nguyễn Thị Nga ngụ xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự cho biết, gia đình vừa nhận tiền cọc của thương lái với giá 38.000 đồng/kg nhưng khoảng 2 tuần nữa mới bắt cá. Thời tiết xấu làm cá hao hụt nhưng bù lại giá cao.
Theo tính toán của các hộ nuôi, sau 5 - 6 tháng thả nuôi và với giá như hiện nay, trừ toàn bộ chi phí giống, thức ăn, thuốc thủy sản, người nuôi thu lãi khoảng 50 - 70 triệu đồng/tấn cá thương phẩm.
Mặt khác, việc cá lóc thương phẩm tăng giá cũng kéo theo cá lóc giống tăng giá theo, cá lóc giống hiện có giá từ 450 - 500 đồng/con tăng từ 50 - 100 đồng/con.
Related news
Dù đơn giản thế nhưng cách bắt ba ba bằng hình thức này lại khá hiệu quả đối với người dân miền núi Quảng Ngãi khi tìm bắt ba ba sống tự nhiên ở các dòng sông, suối.
Lần đầu tiên một số nông dân (ND) TP.HCM triển khai nuôi tôm theo quy trình VietGAP, tuy nhiên do vướng quy hoạch nên khát vọng làm giàu từ con tôm của bà con trở nên rất khó khăn.
“Quan trọng nhất hiện nay là kiên quyết quy hoạch lại vùng nuôi hải sản đang quá tải dày đặc lồng bè, nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, hạn chế những đợt “chết trắng” như hiện nay. Thế nhưng Phú Yên đang thiếu trầm trọng vùng mặt nước nuôi hải sản, lấy đâu nơi dời giãn bè nuôi” - đại diện Sở NNPTNT tỉnh Phú Yên cho biết.