Bưởi da xanh Bến Tre loay hoay với thị trường nội địa
Mặc dù có rất nhiều đơn đặt hàng từ các nước như Đức, Pháp, Canada, Hà Lan, Nga, Trung Quốc…nhưng bưởi da xanh Bến Tre chủ yếu được tiêu thụ trong nước.
Nguyên nhân là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết, sản lượng và chất lượng trái bưởi không ổn định, số lượng không đủ để các doanh nghiệp đầu mối ký hợp đồng xuất khẩu ra ngoài nước.
Bến Tre hiện có gần 4.500 ha bưởi da xanh đang cho trái, sản lượng đạt 49.000 tấn, lớn nhất khu vực.
Ông Đàm Văn Hưng - chủ cơ sở Hương Miền Tây, doanh nghiệp xuất khẩu bưởi da xanh ở tỉnh Bến Tre cho biết, toàn tỉnh Bến Tre mới xây dựng được 29 tổ hợp tác trồng bưởi da xanh, trong đó có 3 tổ hợp tác sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và 1 tổ đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, sản lượng chỉ đạt hơn 300 tấn/năm.
Theo ông Hưng, có rất nhiều đối tác để xuất khẩu, nhu cầu xuất khẩu một năm khoảng 1.500 tấn trở lên mà Bến Tre hiện mới chỉ đáp ứng được 300 tấn.
Related news
Loài hoa mang tên Bạc Hà tưởng chừng chỉ mang lại sự ấm áp cho những dãy núi đá xám xịt thêm sức sống giữa những ngày đông lạnh, nhưng chính loài hoa ấy đã gây dựng nên thương hiệu “có một không hai” trên miền Cao nguyên đá – mật ong Bạc Hà.
Là loại quả ngon, có nhiều tác dụng như làm đẹp da, chống lão hóa,... thế nên, không ít chị em vẫn tự tin ra chợ chọn mua những quả lựu sạch gắn mác Việt Nam để về ăn, ép nước uống hàng ngày. Song ít ai biết rằng, Việt Nam không trồng lựu, lựu bán ở chợ 100% là của Trung Quốc.
Mặc dù giảm diện tích và sản lượng nhưng niên vụ vải thiều 2016 của tỉnh Bắc Giang vẫn đem về khoảng 5 nghìn tỉ đồng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 500 tỉ đồng”. Đó là thông tin được công bố tại hội nghị tổng kết công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2016 diễn ra sáng 18.8 tại tỉnh Bắc Giang.