Bùng phát dịch bọ hung hại mía ở Thanh Hóa
Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạch Thành, mật độ bọ hung hại mía phổ biến ở mức 10 - 15 con/m2. Tại các xã ở ven sông Bưởi có mật độ bọ hung phá hại nặng nhất như các xã Thạch Cẩm, Thạch Quảng, Thành Tiến…
Có nơi mật độ bọ hung hại mía lên đến 50 con/m2. Tại những diện tích mía lưu gốc vụ 2, vụ 3 có mật độ bọ hung hại mía cao, mức phá hại mía nặng, bà con nông dân phải tiến hành trồng lại khoảng 10 ha nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng mía.
Theo lãnh đạo địa phương cho biết, bọ hung hại mía ở vùng mía nguyên liệu phía bắc tỉnh Thanh Hóa chưa có thuốc đặc trị, mà chỉ có thể diệt trừ bằng phương pháp thủ công như bẫy đèn để bắt bọ hung trưởng thành hoặc bắt sâu non.
Nhằm khuyến khích bà con diệt trừ bọ hung hại mía, hiện công ty mía đường Việt-Đài đang tổ chức thu mua sâu non với giá 80.000 đồng/kg. Công ty cũng ưu tiên thu mua mía nguyên liệu tại những vùng bị bọ hung phá hại trước, nhằm giảm bớt thiệt hại cho bà con nông dân.
Related news
Sáng 12.11, phóng viên NTNN đã đến cảng Cái Rồng, Vân Đồn. Chỉ 30 giờ trước, vùng biển này là nơi kinh hoàng với mọi người bởi cơn bão số 14 đổ vào với mưa lớn và gió giật cấp 13 tàn phá.
Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.
Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.
Ngày 13-11, Ban Quản lý dự án Lifsap Đồng Nai đã tổ chức hội thảo giới thiệu quy trình VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt). Hơn 100 hộ chăn nuôi, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các huyện đã về tham dự. Hội thảo nhằm hướng dẫn người chăn nuôi chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, tạo ra thương hiệu thịt sạch của Đồng Nai.
Hộ anh Đỗ Trường Sơn, ngụ tại ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi heo. Gia đình anh Sơn có nhà máy xay xát và kinh doanh lúa gạo. Tuy nhiên, anh là giáo viên, vợ anh hằng ngày tất bật với công việc hàng xáo nên khó có thể phát huy lợi thế này. Vì vậy, anh Sơn luôn trăn trở, tìm tòi lời giải bài toán: Làm thế nào vừa có thể chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường, trong hoàn cảnh ít nhân lực như gia đình anh?