Bốn yếu tố nuôi tôm thành công
Để nuôi tôm lớn nhanh phải kiểm soát được bốn yếu tố, đó là con giống, thức ăn, chất lượng nước và cuối cùng là dịch bệnh.
Tôm giống: Con giống tốt đơn giản là phải tăng trưởng tốt và sức đề kháng tốt. Trên thị trường hiện có 3 dòng tôm giống đang được công nhận về mặt tăng trưởng, bao gồm con giống CP, SIS siêu tăng trưởng (Superior SIS) và con giống siêu tăng trưởng của Konabay (Hendrix Genetic). Những dòng tôm giống này đã được nuôi phổ biến ở Việt Nam và các quốc gia như Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ, cho hiệu quả cao, bản thân tôi cũng đã nuôi qua các dòng tôm này và khẳng định cả 3 dòng tôm cho hiệu quả tăng trưởng tốt.
Thức ăn: Để sử dụng thức ăn hiệu quả nhất thì cần phải đúng chất lượng và đúng giai đoạn. Muốn con tôm tăng trưởng nhanh, cần phải đầu tư thức ăn ngay từ giai đoạn đầu. Chẳng hạn giai đoạn ương gièo mà không đầu tư thức ăn chất lượng cao cấp thì những giai đoạn về sau con tôm sẽ rất là yếu và khi chuyển gièo qua ao nuôi thì tôm dễ hao hụt và dễ bị đường ruột, chậm lớn. Vì vậy, người nuôi cần đầu tư thức ăn chất lượng cao để gièo tôm, độ đạm 45 – 50% thậm chí 55% để đảm bảo tôm có sức khỏe tốt và khi đưa ra ao nuôi, tôm tăng trưởng nhanh. Khi tôm ra ao nuôi có hai giai đoạn, đó là tăng trưởng từ từ rồi tăng trưởng rất nhanh giai đoạn từ 100 con/kg đến 50 con/kg có thể dùng các dòng thức ăn 40% đạm. Giai đoạn từ 50 con/kg rút size xuống còn 30 con/kg hay 20 con/kg nên dùng các thức ăn cao đạm (thức ăn tăng trọng). Tôm muốn tăng trưởng phải lột xác mà hoạt động lột xác tiêu hao nhiều sức khỏe và năng lượng; do vậy, khi tôm ăn không đủ lượng và không đủ chất thì làm chậm hay ngưng lột xác khiến tôm tăng trưởng chậm, thậm chí ngừng hoặc giảm tăng trưởng.
Chất lượng nước: Hiện nay, do nguồn nước đầu vào ô nhiễm hữu cơ cao nên hệ thống ao lắng lớn theo kiểu “đập tràn” đóng vai trò rất quan trọng cho thành công của nhiều trại nuôi. Ngoài ra, các yếu tố chủ đạo trong quản lý chất lượng nước khi nuôi nên tập trung vào hàm lượng ôxy hòa tan cao để giúp tôm tăng trưởng tốt, đồng thời giúp các dòng men vi sinh tăng trưởng và phân giải chất hữu được tốt hơn. pH của nước cần quản lý từ 7,6 – 7,9 để giảm rủi ro khí độc Ammonia, Nitrite và H2S. Một vấn đề nữa là quản lý yếu tố kiềm, đặc biệt trong mùa mưa nên làm ống xả tràn vì nước mưa nhẹ hơn nước lợ trồi lên trên tạo tình trạng hai tầng nước, ngăn cản ôxy hòa tan xuống tầng dưới, ngoài ra nước mưa có tính axit sẽ làm giảm độ pH và kiềm trong ao. Kiềm cho nuôi tôm mật độ cao phải ở mức tối thiểu 120 mg/l (tốt nhất 150 mg/l đến 200 mg/l).
Quản lý dịch bệnh: Hiện nay đa số người nuôi đều than phiền về bệnh đường ruột của tôm. Bệnh đường ruột có nguyên nhân từ sự quản lý không tốt chất lượng nước và thức ăn. Cho ăn dư dễ làm dơ nước và đáy ao, phát sinh nhiều tảo độc, ký sinh trùng và nấm hoặc cho ăn thiếu tôm dễ ăn các chất bẩn ở đáy ao nên cho ăn dư hay thiếu đều dễ làm tôm nhiễm bệnh đường ruột.
Related news
Sử dụng loại thức ăn lâu tan trong nước, duy trì sự phát triển của tảo trong ao nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy chất thải lắng tụ trong nền
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao mùa hè đối với động vật thủy sản, người nuôi cần lưu ý một số biện pháp cơ bản.
Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ đứng vững mà còn tiếp tục tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới để trở thành mắt xích quan trọng nhất nhằm đảm bảo an ninh