Bón phân thúc đòng và đảm bảo đủ nước dưỡng cho cây lúa vụ xuân
Vụ lúa xuân vào khoảng thời gian tháng 3, tháng 4 là thời điểm bà con nông dân tiến hành bón thúc đòng cho lúa. Việc xác định đúng thời điểm bón phân thúc đòng cho cây lúa sử dụng hiệu quả phân bón, tạo điều kiện có bông lúa to, nhiều hạt, tỷ lệ hạt chắc cao, năng suất và chất lượng lúa tốt nhất… là rất quan trọng trong quá trình chăm sóc của người nông dân.
Thực tế trong sản xuất, bà con nông dân thường bón muộn khi đòng to, lúc này số gié và số hoa đã phân chia xong, nên bón phân chỉ có tác dụng nuôi đòng. Việc bón muộn như vậy sẽ không phát huy được hiệu quả của phân bón, làm cho bông lúa nhỏ, ngắn và không nhiều hạt.
Thời điểm bón phân thúc đòng tốt nhất là giai đoạn cây lúa có sự biến đổi rõ rệt như: tròn khóm, thân cứng, các lá đứng, bóc dảnh cái thấy ở đốt trên cùng có hình thành khối tế bào trong suốt dài 1 - 2mm. Hoặc có thể quan sát dảnh cái, thấy lá trên cùng có thắt eo đầu lá. Bón vào thời điểm này, sẽ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng ngay từ ban đầu cho cả dảnh cái và các dảnh con trong quá trình phân hoá đòng và nuôi đòng.
Lượng phân bón đón đòng:
- Sử dụng bón phân NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao với lượng phân bón cho 1 sào từ 8 -10 kg.
- Nếu dùng phân đơn, cần bón với lượng Đạm Urê từ 2 - 3 kg, Kali clorua từ 3 - 4 kg, trộn đều rồi bón.
Sử dụng kết hợp cân đối đạm với kali có tác dụng kích thích quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng về hạt, làm chắc hạt, sáng hạt, làm cứng cây, đanh dảnh, chống đổ cho cây, tăng năng suất và chất lượng gạo. Trước khi lúa trỗ khoảng 1 tuần có thể phun thêm phân bón lá như Seaweed XO; Pomior... để bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng, sẽ góp phần tăng khả năng chống chịu cho cây, giúp lúa trỗ nhanh, trỗ thoát cổ bông và tăng độ chắc mẩy của hạt.=
Giai đoạn bón thúc đòng, cây lúa làm đòng, trỗ bông, là thời kỳ khủng hoảng nước của cây lúa. Cây lúa rất cần nước ở giai đoạn này để giúp cho quá trình phân hóa đòng, nuôi đòng, trỗ bông được thuận lợi. Nếu để thiếu nước cây lúa sẽ bị vàng lá, bộ rễ kém phát triển không hút được dinh dưỡng nuôi cây, bông lúa ít hạt và bị lép nhiều. Vì vậy, trong suốt khoảng thời gian này, không được để ruộng thiếu nước, luôn duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3cm. Khi lúa vào thời kỳ chín đỏ đuôi, bà con có thể tháo nước phơi ruộng, nhằm kích thích cho rễ lúa ăn sâu giúp chống đổ và bông lúa nhanh chín.
Related news
Do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống, những ngày vừa qua thời tiết ở các tỉnh Nam bộ đã trở lên rất lạnh, nhiều nơi đêm và sáng sớm
Bệnh đạo ôn thường gây hại trên trà lúa từ giai đoạn đẻ nhánh cho đến trổ chính do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bào tử mầm nẩy mầm ở nhiệt độ 24 - 28 độ C
Tình hình khí hậu thay đổi thất thường, dịch hại ngày một diễn biến phức tạp và xuất hiện sớm ở khu vực ĐBSCL nhất là bệnh đạo ôn trên lúa Hè Thu