Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Bón phân thông minh cho lúa trên đất phèn, mặn vụ hè thu

Bón phân thông minh cho lúa trên đất phèn, mặn vụ hè thu
Author: Hồng Huệ
Publish date: Wednesday. May 8th, 2019

Từ vụ hè thu 2016, phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn – Phèn được dùng bón lót, với lượng bón từ 100 - 160kg/ha, tại các mô hình canh tác lúa thông minh đã cho thấy hiệu quả cao trong việc rửa phèn mặn cho ruộng lúa.

Và từ đó đến nay, cách làm này đã trở thành giải pháp thông minh giúp bà con chống lại tác hại của mặn, phèn trong canh tác lúa vụ hè thu trên những vùng đất khó.

Trong vụ hè thu 2019, khi tình hình khô hạn được dự báo diễn biến phức tạp, sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Mặn – Phèn bón lót và bón thúc trở thành giải pháp giúp người nông dân kịp thời rửa phèn, mặn tạo môi trường đất thuận lợi cho cây lúa phục hồi, phát triển tốt trở lại, đảm bảo vụ mùa năng suất.

Với kinh nghiệm tham gia thành công mô hình canh tác lúa thông minh từ năm 2016, anh Lê Hoàng Khanh, huyện Thủ Thừa, Long An cho biết, một trong những kỹ thuật quan trọng nhất để sản xuất lúa trên đất phèn, mặn là sử dụng nước ngọt để ém phèn, rửa phèn và đẩy nồng độ mặn ra khỏi ruộng. Để tăng tác dụng rửa phèn cần bổ sung thêm vôi và lân để tăng tác dụng cải tạo đất.

Tuy nhiên, từ vụ hè thu 2016, phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn – Phèn được bà con dùng bón lót, với lượng bón từ 100 - 160kg/ha, tại các mô hình canh tác lúa thông minh đã cho thấy hiệu quả cao trong việc rửa phèn mặn. Đây chính là cách làm thông minh giúp bà con chống tác hại mặn, phèn khi canh tác lúa trên những vùng đất khó.

Ở ĐBSCL, diện tích đất phèn các loại có đến khoảng 1,5 triệu ha, phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu và lác đác ở một số vùng khác. Theo các nhà khoa học, có nhiều biện pháp cải tạo đất phèn để trồng cây. Trên đất ngập nước thì chủ yếu cải tạo để trồng lúa.

Trong các biện pháp cải tạo đất phèn thì biện pháp sử dụng nước ngọt để rửa phèn là biện pháp có hiệu quả hơn cả. Ở các vùng đất cao thì bón vôi và bón phân lân nung chảy là biện pháp chiếm ưu thế. Đất phèn sau khi vỡ hoang, cho ngập nước một vài vụ đã có thể tiến hành khai thác. Bên cạnh chọn giống lúa thích hợp cho vùng đất phèn thì quy trình và kỹ thuật bón phân, kỹ thuật canh tác là biện pháp rất quan trọng.

Về quy trình bón phân cho lúa trên đất phèn cần chú ý phân biệt ra hai loại đất phèn nặng và đất phèn trung bình (hay đất phèn đã được cải tạo). Đối với đất phèn nặng thì lượng lân (P2O5) phải được bón từ 60-80kg/ha, còn trên đất phèn đã trồng lúa nhiều năm hay đất phèn trung bình thì lượng lân có thể giảm xuống đến khoảng ½ lượng phân bón trên đất phèn nặng.

Với vụ hè thu thì lượng phân được khuyến cáo là 60-70kg đạm + 70-90kg lân + 30-40kg kali. Trên đất phèn trung bình hay phèn nhẹ, vụ hè thu khuyến cáo bón 60-70kg đạm + 40-50kg lân + 30-40kg kali. Lân được khuyến cáo bón lót khoảng ½ lượng cần bón dưới dạng hoặc phân lân nung chảy hoặc phân lân hữu cơ. Ở ĐBSCL, bà con thường dùng phân lân hữu cơ hiệu Đầu Trâu để bón lót. Cụ thể, trên đất phèn nặng bón lót 350-400kg/ha, còn trên đất phèn nhẹ bón 200-300kg/ha.

Ngoài ra, việc sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Mặn – Phèn bón lót cho thấy hiệu quả tốt trong việc rửa phèn, mặn tạo môi trường đất thuận lợi cho cây lúa, và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong điều kiện sạ thưa, việc bón lót còn giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây lúa hấp thu ở giai đoạn đầu, thúc ra lá và đẻ nhánh mạnh đồng thời giảm được phân bón thúc cho cây.

Các nhà khoa học khuyến cáo, để vụ hè thu năng suất, quy trình bón phân thông minh cho vụ hè thu, bà con cần lưu ý là:

Giai đoạn trước khi gieo sạ, bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn – Phèn, với lượng bón 100 – 160kg/ha.

Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ, bón thúc 1 phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 100-150kg/ha.

Giai đoạn 18-22 ngày sau sạ, bón thúc 2 phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 120-150 kg/ha.

Giai đoạn 38-42 ngày sau sạ, bón thúc 3 phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 80-100 kg/ha.

Lưu ý: Không nên bón phân vào buổi trưa nắng nóng mà nên bón vào lúc mát. Bón buổi sáng thì sẽ có các hạt bám dính trên lá gây cháy lá lúa. Nên bón vào buổi chiều mát từ 4-5 giờ chiều.


Related news

Một số biện pháp quản lý bệnh đạo ôn hại lúa Một số biện pháp quản lý bệnh đạo ôn hại lúa

Lúa là cây trồng chính và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, khi lúa được thâm canh để tăng năng suất và chất lượng

Friday. May 3rd, 2019
Quản lý bệnh đạo ôn hại lúa Quản lý bệnh đạo ôn hại lúa

Bệnh hại trên lúa có khoảng 20 loài thường xuất hiện trên lúa ở khu vực các tỉnh phía Nam.Tác nhân là do nấm (Pyricularia oryzae hay Magnaporthe

Monday. May 6th, 2019
Đối phó bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa Đối phó bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa

Bệnh đạo ôn cổ bông không xa lạ với người trồng lúa, đặc biệt nông dân khu vực miền Bắc.

Tuesday. May 7th, 2019