Bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý cho cà phê
Giá cà phê giảm nhưng vẫn là nguồn sinh kế chính, nên dù có thế nào, chăm sóc hợp lý để cây sinh trưởng bền vững vẫn là chọn lựa ưu tiên của nhà nông.
Giá cà phê giảm sâu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch Covid-19. Việc canh tác cà phê không còn thuận lợi như trước. Những vườn cà phê kinh doanh bước vào giai đoạn hơn 20 năm tuổi như của gia đình ông Nguyễn Duy Phồn hay vườn cà phê đang giai đoạn kinh doanh sung sức trên dưới 10 năm tuổi của gia đình chị Trần Thị Hằng (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đều buộc phải tìm cách ứng phó để duy trì.
Theo ông Phồn và chị Hằng, giữa những khó khăn này, bà con xác định, cây cà vẫn là nguồn sinh kế chính, nên dù có thế nào, chăm sóc để cây sinh trưởng bền vững vẫn là chọn lựa ưu tiên. Cách làm chính, hiện nay, là lấy công làm lời. Về chế độ dinh dưỡng, lượng phân bón hầu hết được duy trì cân đối giữa hữu cơ và vô cơ để tránh cho vườn cà phê bị suy, mất năng suất.
Hiện nay, tại Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung, hầu hết bà con trồng chuyên canh cà phê, vườn cây ở giai đoạn kinh doanh đang mức sung sức, năng suất đạt 7-8 tấn/ha, vẫn duy trì chăm sóc, bón phân đều đặn.
Hay, những vườn cà trên 20 năm tuổi vẫn cho năng suất cao 20 tấn tươi/ha như của gia đình ông Nguyễn Duy Phồn, bà con vẫn tiếp tục đầu tư chăm sóc. Giải pháp của bà con là tăng cường bón hữu cơ tận dụng từ vườn như sử dụng thân lá cà phê hay của cây xen vùi cho đất và hữu cơ vi sinh, kết hợp bón NPK chuyên dùng với liều lượng vừa phải cân đối, vừa tiết giảm chi phí, vừa duy trì độ màu của đất và sự phát triển của vườn cây.
Theo các nhà khoa học, trong tình hình giá cà phê bất lợi như hiện nay, chế độ chăm sóc bền vững, bón phân để vẫn có thể có lời mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của cây là điều rất quan trọng. Theo đó, bà con cần chú trọng phân hữu cơ. Vì thực tế, chỉ có phân hữu cơ mới giải quyết được việc cải tạo, phục hồi, giúp đất tăng độ mùn, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt là hấp thụ tối đa phân khoáng.
Đối với phân khoáng NPK, nên bón đúng và đủ lượng phân cần thiết cho cây ở mỗi thời kì. Việc này nhìn đơn giản nhưng lại có tính chất quyết định đến sức khỏe, năng suất, hạn chế bệnh tật, rụng quả, nâng cao chất lượng quả. Các nhà khoa học khuyến cáo qui trình bón phân hiệu quả cho cây cà phê trong tình hình mới, với nhiều biến động bất lợi của thời tiết và thị trường là nên bón theo năng suất của cây. Cụ thể, với cây cà phê năng suất từ 18-20kg quả/cây, chú ý lượng bón như sau:
- Thứ nhất, phân hữu cơ, có thể sử dụng hữu cơ hoai mục, lượng bón 10 kg/cây/năm. Bà con cũng có thể sử dụng phân hữu cơ chế biến như hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK 7, phân có bổ sung Trichoderma, lượng bón 500 – 700 kg/ha/lần.
- Thứ hai là phân khoáng NPK, lượng bón nên là 2kg NPK/năm. Cụ thể,
+ Mùa khô: Bón phân Đầu Trâu mùa khô niên vụ 2020-2021, lượng bón 500g/cây, có thể chia làm 1 hoặc 2 lần bón.
+ Đầu mùa mưa, bón phân có tỉ lệ đạm cao như NPK 16-16-8+TE, hoặc Đầu Trâu Tăng trưởng, 19-12-6+TE, lượng bón 500g/cây. Đặc biệt trong nhóm TE có bổ sung kẽm thông minh (Smart Zinc), giúp tiết giảm từ 20-30% lượng phân bón cho cây, có thể dùng chung cho các loại cây trong vườn.
+ Giữa và cuối mùa mưa, bón phân Đầu Trâu mùa mưa, hoặc Đầu Trâu chắc hạt NPK 16-6-19+TE. Liều bón 500g/cây/lần bón để vừa nuôi hạt vừa bồi dưỡng cây chuyển sang mùa khô.
Các dòng phân này đều có chứa vi lượng bổ sung kẽm thông minh (Smart Zinc) và cũng chứa cả B và Mn nên sẽ mang lại hiệu lực nông học và hiệu quả kinh tế rất cao, chất lượng cà phê cũng sẽ rất tốt.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả bón phân, bà con nên cắt bỏ chồi vượt, cành vô hiêu, trồng cây chắn gió, cây che bóng lâu dài, cây họ đậu và tận dụng các chất hữu cơ trong vườn vùi lại cho đất.
Related news
Tây Nguyên vừa trải qua một thời kỳ nắng hạn kéo dài, nhiều vùng không có đủ lượng nước tưới, cây cà phê bị khô lá, rụng quả.
Vào mùa mưa, cây cà phê dễ bị sâu bệnh hại cây, rụng trái non, nấm bệnh… Nếu không xử lý hiệu quả, vườn cà phê sẽ bị thất thu, hỏng cây, giảm năng suất.
Cây cà phê không có nhiều lợi thế so với một vài loại cây ăn quả đang được mở rộng ồ ạt ở Tây Nguyên, nhưng vẫn là cây dễ trồng và hiệu quả.