Bón phân hợp lý người trồng cà phê tăng thu nhập

Sử dụng phân bón hợp lý, người trồng cà phê ở Iagrai (Gia Lai) tăng thu nhập thêm 7 triệu đồng/ha.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Gia Lai, mô hình được triển khai trên vườn cà phê tái canh diện tích 1ha theo quy trình chăm bón là bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, bao gồm đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú mỹ 16-8-17+11S+TE và NPK Phú Mỹ 15-8-20.
Trong năm 2015, thời tiết tại Gia Lai có nhiều diễn biến rất phức tạp, hạn hán xảy ra trên diện rộng, nhiều khu vực vào mùa mưa mà vẫn không đủ nước tưới.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ sản phẩm đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ có ưu điểm tan nhanh nên tại vườn trình diễn, cây vẫn được cung cấp đầy đủ, kịp thời dinh dưỡng nên lượng quả rụng ít, nhân chắc hơn, cành dự trữ nhiều hơn so với vườn cà phê đối chứng.
Xét về hiệu quả kinh tế, với năng suất cao hơn khoảng 0,2 tấn nhân/ha, giá cà phê thị trường hiện nay là 35 triệu đồng/tấn thì việc bón phân theo phân tích đất và sử dụng các dòng phân bón Phú Mỹ giúp bà con tăng thêm thu nhập 7 triệu đồng/ha so với việc bón phân theo tập quán cũ.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Đại Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH MTV Iagrai đã khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình, đồng thời đánh giá cao Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung trong việc đồng hành với địa phương để khuyến cáo bà con áp dụng kiến thức nông nghiệp tiên tiến, đặc biệt là sử dụng các loại phân bón phù hợp trong tình hình thời tiết có những diễn biến khó lường, hạn hán xảy ra thường xuyên.
Trao đổi với các cán bộ, công nhân nông trường và nông dân tại buổi tổng kết, hầu hết mọi người cho biết sẽ sử dụng bộ phân bón Phú Mỹ ngay trong vụ tới.
Related news

Cách nay 2 tuần, giá thuê máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch lúa tại nhiều nơi chỉ ở mức 250.000-260.000 đồng/công (lúa không đổ ngã) thì nay tăng lên mức 280.000-300.000 đồng/công; còn đối với các diện tích lúa bị đổ ngã từ 30-70% muốn thuê máy GĐLH thu hoạch, nông dân phải chịu giá từ 350.000-400.000 đồng/công, thậm chí 500.000 đồng/công đối lúa bị đổ ngã hoàn toàn.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, vụ Đông xuân 2013-2014, toàn tỉnh Tây Ninh trồng mới được 24.701 ha mì, đạt 123,5% kế hoạch vụ và tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước (SCK). Đến nay đã thu hoạch 7.377 ha, năng suất bình quân 35 tấn/ha.

Nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nhất là chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ, Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, đó là bóng compact 3 chữ U, ánh sáng màu tím, 15W. Công ty cùng Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận chọn hộ ông Nguyễn Văn Thanh (trang trại Thanh Thanh), có diện tích trồng thanh long 15ha tại thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam triển khai.

Dự án “Thùng rác sinh học” của nhóm sinh viên Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh đoạt giải Ứng dụng - Giải thưởng cao nhất của Cuộc thi Holcim Prize năm 2013 vừa được bàn giao cho người dân tại xã Hàm Thắng (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận).

Nằm trong chương trình hoạt động hợp tác của dự án Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản Việt Nam – Đan Mạch (VIDATEC), sáng ngày 24/04/2014, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã cùng phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề “Hướng tới công nghệ nuôi cá tra tiên tiến”.