Bón Phân Đúng Để Hạn Chế Bệnh Bạc Lá Lúa

Bệnh bạc lá lúa là do các chủng vi khuẩn Xanthomonas gây nên. Do đó, nếu cây lúa đã bị nhiễm bệnh thì rất khó chữa khỏi. Dưới đây là một số kinh nghiệm của bà con nông dân Nam Sách.
Muốn hạn chế một cách tối đa vi khuẩn bạc lá lúa thì việc bón phân cân đối sao cho nội tại cây lúa không thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập là việc làm cần thiết cho người nông dân.
Theo kinh nghiệm của bà con nông dân Nam Sách (Hải Dương), ngay từ đầu vụ, để cây lúa không bị ngộ độc hữu cơ ở giai đoạn giữa vụ do gốc rạ phân hủy cần bón 15- 20kg vôi ta/sào. Làm đất phải đủ ngấu để cây lúa không bị ngẹt rễ giai đoạn còn non. Về phân bón: Nên sử dụng chủ yếu các loại phân hỗn hợp (NPK), nhất là các loại phân có hàm lượng kali cao. Khi dùng các loại phân đơn (đạm urê, supe lân, kali) nếu bón với tỷ lệ không hợp lý, nhất là thời kì đẻ nhánh và sau đẻ nhánh rộ, thừa đạm lúa sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn bạc lá rất cao do lá lúa mỏng, dễ bị rách nát do va đập .
Với các loại phân này cần bón lót đủ, thúc đẻ sớm và tập trung, đón đòng đúng thời điểm, vì các loại phân này do trong quá trình sản xuất được ép nén thành viên nên khả năng hòa tan, phân giải của phân chậm hơn phân đơn.
Related news

Giống lúa TBR97 cho thấy khả năng chịu hạn tốt, nhất là vùng gió Lào khắc nghiệt như Quảng Trị.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, nước tưới nhiều thời điểm không đảm bảo nhưng giống lúa TBR97 vẫn thể hiện được khả năng chống chịu tốt, sinh trưởng khỏe

Giống lúa BLR413 đã được Trung tâm Giống nông nghiệp Bạc Liêu đưa khảo nghiệm tại 4 vùng sinh thái ở ĐBSCL và 1 điểm ở miền Đông Nam Bộ.

Gặp bất thuận thời tiết nắng nóng kéo dài, giống VNR10 và ĐB6 cải tiến của Vinaseed lần đầu tiên sản xuất thử tại Tây Sơn (Bình Định) vẫn cho năng suất cao

Giống lúa Hưng Long 555 thể hiện sự thích nghi, chống chịu cực tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt vùng Nam Trung bộ, cho năng suất cao, gạo ngon.