Bón phân đúng cách, chè sạch đạt năng suất cao
Để tăng năng suất, chất lượng chè, nhiều địa phương đã chuyển sang sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè rất hiệu quả. Bà con nông dân sử dụng phân bón NPK Văn Điển đã thay đổi được phương pháp bón phân là bón vùi qua đất mỗi năm chỉ bón 2 lần thay vì bón 7 - 8 lần như trước đây.
Trong ảnh: Để tăng năng suất, chất lượng chè, nhiều địa phương đã chuyển sang sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây chè rất hiệu quả. Ảnh: IT
Hướng tới sản phẩm chè sạch
Yếu tố quan trọng bậc nhất trong thâm canh để phát huy ưu điểm nâng cao năng suất và giá trị của giống chè là sử dụng phân bón. Để tăng năng suất cây trồng, phân bón chiếm 50%, giống 30%, kỹ thuật canh tác 20%. Để cho chè đạt tiêu chuẩn chè sạch VietGAP, bón phân vô cơ cho chè kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K là rất cần thiết, song tỷ lệ và liều lượng bón hợp lý phụ thuộc rất lớn vào từng giống chè, đất đai và điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Lựa chọn phân bón phù hợp với khí hậu, đất đai và đặc tính của cây, đồng thời phải bón đủ số lượng vì chè có năng suất cao 1ha 1 năm thu 2-3 tấn búp chè khô. Với lượng sinh khối lớn như vậy, cây chè cần lượng dinh dưỡng rất lớn. Trung bình 2 tấn chè búp khô 1ha cây chè lấy đi khoảng 80kg N, 40kg P2O5, 30kg K2O, 8kg MgO, 16kg CaO và các chất vi lượng: Zn, B, Mo. Nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha, cây chè cần lượng dinh dưỡng tăng gấp trên 2 lần. Việc bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lượng theo hướng chè sạch VietGAP làm cho năng suất chè tăng 14-20%, với hệ số lãi là 2,8-3,9 lần. Bón phân đúng còn làm tăng hàm lượng tanin thêm 2,0-6,5%, chất hoà tan tăng 1,5-3,5% và hương vị chè được cải thiện.
Gần gũi với nông dân, suy tư, trăn trở với cây chè, ông Nguyễn Hải Khê - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Phân NPK Văn Điển có thành phần dinh dưỡng chính là lân. Lân Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra nên cây cần đến đâu thì phân đáp ứng đến đấy do vậy hạn chế bị rửa trôi. Ngoài ra, NPK Văn Điển có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhất là các chất trung và vi lượng mà đất trồng chè đang thiếu hụt”.
Bón phân Văn Điển thế nào cho đúng cách?
Phân bón chuyên dụng chè NPK đa yếu tố Văn Điển phục vụ thâm canh là NPK 4:1:2 với công thức chung 22:5:11 (N: 22%; P: 5%; K: 11%; S: 2%, MgO: 5%; CaO: 9%; SiO2: 8%; Fe, Zn, B, Cu, Mn, Co, Mo…). Thành phần chủ lực trong phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây chè là phân lân nung chảy Văn Điển có tính kiềm (pH 8 - 8,5), không độc hại, không tan trong nước mà tan hết trong dịch chua của rễ cây. Khi bón vào đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng đa, trung vi lượng cho cây trồng và nâng độ pH lên mức 4,5 - 5,5.
Bón phân sau khi trời mưa ẩm độ đất đạt 80-85%, cuốc đất dọc theo tán chè, bỏ phân xuống và vùi đất lấp kín phân. Bà con nông dân có thể sử dụng phân bón NPK Văn Điển loại 22:5:11, 16.8.8 hoặc 16.8.4 có tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% với mức bón từ 60 - 80 kg/sào/năm tuỳ theo điều kiện thổ nhưỡng và được chia làm 2 lần bón: Lần 1 bà con bón vào tháng 3: 50% lượng phân. Lần 2 bón vào tháng 8, tháng 9 hết số phân còn lại.
Bà con bón theo cách bón xới đất giữa 2 hàng chè rồi rải phân sau đó lấp đất kín phân hoặc đào hố giữa hàng đối với đất bằng, đất dốc thì đào hố mép chè phía trên tả luy dương mỗi hố rộng 15 - 20cm, sâu 20 - 25cm, hố cách hố 30 - 40cm, sau đó rải phân rồi lấp đất chặt. Sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây chè cho năng suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường. Búp và lá chè có màu xanh sáng, búp to, chè ít sâu bệnh khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85 - 4,2kg búp tươi cho 1kg búp khô, hương vị được cải thiện, thị trường nhiều người ưa chuộng, hiệu quả sử dụng phân bón được nâng cao.
Related news
mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm an toàn được triển khai trong năm 2016 với sự tham gia của 5 hộ dân tại 2 điểm là phường Đoàn Kết và xã San Thàng (Lai Châu)
Sau Tết Nguyên đán 2017, giá lợn hơi bắt đầu tăng nhẹ trở lại, tuy nhiên do chịu thua lỗ sâu từ thời điểm trước tết nên nhiều hộ nông dân vẫn cố “găm” lợn
Kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bài toán đầy thách thức, cần các yếu tố tiềm lực tài chính, nhân lực tâm huyết, tầm nhìn