Bộ Trưởng Nông Nghiệp Philippines Bị Tố Tham Ô Khi Nhập Gạo Việt Nam

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - Proceso Alcala vừa bị cáo buộc "đi đêm" với Tổng công ty Lương thực miền Nam của Việt Nam (Vinafood 2) trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo.
Nhật báo với số lượng độc giả đông nhất Philippines Inquirer dẫn nguồn tin từ Hiệp hội các nhà cung cấp Metro Manila (MMVA) cho hay, ông Alcala và cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) - Orlan Calayag đã nhúng tay vào hợp đồng Vinafood 2 cung cấp 800.000 tấn gạo cho nước này. Do thỏa thuận được ký kết chỉ vài tuần trước khi Calayag từ chức, MMVA cho rằng các quan chức này “đã tận dụng triệt để những ngày tại nhiệm cuối cùng và sắp xếp một hợp đồng để nhận phần lại quả béo bở”.
MMVA cho biết giá vận chuyển được thỏa thuận là 54 USD mỗi tấn, cao hơn 30 USD so với giá thị trường. Với 800.000 tấn gạo trúng thầu, khoản tiền chênh lệch mà các cá nhân liên quan có thể hưởng lên đến 24 triệu USD. MMVA cho biết thời gian hợp đồng cũng phi lý khi thời gian ký kết vào tháng 4 - cao điểm của vụ thu hoạch.
Khiếu nại của MMVA đã được gửi lên Văn phòng Thanh tra Philippines. Đây là cáo buộc tham ô thứ tư mà ông Alcala đang phải đối mặt. Trong đó có nghi vấn về hợp đồng nhập khẩu 205.700 tấn gạo từ Việt Nam hồi tháng 5/2013. Theo đó, giá trị hợp đồng đã bị phóng đại thêm 452,2 triệu peso (10,4 triệu USD).
Trao đổi với VnExpress.net, ông Huỳnh Thế Năng, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam cho hay không liên quan gì đến việc Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines bị cáo buộc "đi đêm" trong hợp đồng 800.000 tấn gạo. “Chuyện nội bộ Philippines hãy để cho nước này tự giải quyết, vì vậy chúng tôi không có bất cứ giải thích nào", ông Năng nói.
Còn đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều cho biết chưa nhận được thông tin gì liên quan đến vấn đề này từ phía Philippines. Tuy nhiên, cơ quan quản lý sẵn sàng hợp tác nếu quốc gia này có yêu cầu hỗ trợ trong quá trình thu thập thông tin.
Related news

Đặc biệt, Big C đã chấp nhận bù lỗ phí vận chuyển giúp giảm giá thành bán ra, mở rộng cơ hội mua hàng đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như giúp gia tăng lượng tiêu thụ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người tiêu dùng, mang lại lợi ích thiết thực giúp nông dân Đà Lạt vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Tính chung trong vòng 10 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,49 triệu tấn thu về hơn 3,1 tỷ USD tăng 37,1% về khối lượng và và 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%.

Xuất phát từ việc một số ND trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã.

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).