Bổ Sung Ure Vào Khẩu Phần Ăn Cho Trâu, Bò
Dưới tác dụng của vi sinh vật trong dạ cỏ của trâu, bò, phân ure được phân giải và tổng hợp thành các acid amin cung cấp cho cơ thể.
Trong chăn nuôi trâu bò hiện nay, đã có nhiều hộ chăn nuôi bổ sung^ trực tiếp ure vào khẩu phần ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng nếu cho ăn quá liều, không đúng cách trâu bò bị ngộ độc có thể bị chết. Xin mách cách bổ sung thêm ure vào khẩu phần ăn cho trâu, bò an toàn, đạt hiệu quả cao và cách khắc phục bị ngộ độc khi cho ăn quá liều.
Lượng bổ sung ure vào khẩu phần ăn cho trâu bò lớn hơn 6 tháng tuổi cho phép là
Sử dụng viên nén (dạng ure đục chậm tan) có độ hoà tan chậm, tốc độ phân giải u rê phù hợp sẽ an toàn hơn.
Nên bổ sung ure kết hợp với rỉ mật hoặc mật, đường thì lượng ure có thể tăng từ 100 gam lên 150 gam/con/ngày. Hoặc bổ sung bằng cách hoà với một ít nước, rẩy vào rơm, cỏ trước khi cho ăn. Không được hoà ure vào nước hoặc thức ăn tinh trực tiếp cho trâu bò ăn uống.
Khi bị ngộ độc ure nếu cho ăn quá liều cần phải can thiệp sớm và làm theo các bước sau:
- Cho uống dấm pha loãng từ 2 - 4 lít nhằm thải chất chứa trong dạ cỏ.
- Tiêm tĩnh mạch:
+ 50 gam axit Glutamic, pha trong dung dịch Glucoza 10%.
+ Canxigluconat 10%, MgCl 10%, Cafein hoặc long não, để trợ tim và chống co giật.
- Nếu chướng hơi phải dùng ống tháo hơi cho hơi thoát ra ngoài.
Related news
Riêng bò sữa (và gia súc nhai lại nói chung) sử dụng được urê, vì trong dạ dày cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên chất đạm của cơ thể vi sinh vật. Có thể nói, vi sinh vật “ăn” urê để sinh trưởng và phát triển thành số lượng rất lớn, sau đó dịch chuyển xuống dạ múi khế, rồi tại đây bị tiêu hóa và trở thành nguồn đạm có giá trị sinh vật học cao, cung cấp cho cơ thể bò sữa.
Chuồng trại dùng trong chăn nuôi bò thịt cần đủ để che nắng, mưa, chống gió lùa, dễ thao tác vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Trâu, bò nhiễm bệnh thường bị sốt nhẹ, phân lẫn máu, số lần đại tiện trong ngày có khi tới 10-15 lần, lượng phân mỗi lần ít, cơ thể mất nước nhanh làm cho da nhăn nheo, gầy yếu. Nếu chậm can thiệp, trâu, bò có thể bị chết sau khi nhiễm bệnh 7- 10 ngày
Vào mùa hè thời tiết oi bức, có hôm nhiệt độ lên cao đến 35-380C. Đây là một trong những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, với mật độ cao, dễ phát sinh lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
Mùa lũ từ tháng 7- 11 hàng năm. Trong 75 năm qua, ở ĐBSCL chỉ có 01 năm không xảy ra lũ tụt (1998), lũ càng lớn, mức ngập lụt càng sâu, diện ngập lụt càng rộng. Mưa lớn trong các tháng 8, tháng 10, trùng với lúc có đỉnh lũ, làm cho thời gian rút nước kéo dài. Vì vậy, chỉ có thể phát triển bò sữa ở những vùng "kiểm soát dược lũ”, có đê bao bảo vệ khu dân cư và chuồng trại bò sữa, bảo đảm giao thông trong mùa lũ, các khu trồng cỏ không bị úng ngập dài ngày.