Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Bò Brahman trắng và Brahman đỏ

Bò Brahman trắng và Brahman đỏ
Author: NCN
Publish date: Wednesday. February 17th, 2016

1. Nguồn gốc của bò Brahman

Bò Brahman là một loại bò thịt thuộc giống bò Zebu có nguồn gốc từ Ấn Độ (Bos primigenius indicus).

Bò được đặt tên theo vị thần Bà La Môn tôn kính của tôn giáo Ấn Độ. Đây là loại bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Bò có màu lông trắng xám hoặc trắng pha lấm tấm.

Bò có ngoại hình thể chất chắc, khoẻ mạnh, hệ cơ phát triển, u vai phát triển, tai to và cụp xuống. Khối lượng trưởng thành của bò cái 380 kg, bò đực 600–650 kg, tuy nhiên năng suất sữa thấp cở khoảng 600–700 kg/chu kỳ.

Khối lượng bê sơ sinh 23–24 kg. Tỷ lệ xẻ thịt đạt đến 52,5%. Ngoài những con bò Brahman màu trắng, người ta cũng đã chọn lọc được các dòng bò Bradman màu đỏ.

2. Ðặc điểm bò Brahman:

+ Màu sắc: trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, đực trưởng thành màu lông sậm hơn con cái. Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn các vùng khác.

Ở ÚC, người dân nuôi bo` Brahman màu trắng là chủ yếu để sản xuất thịt, còn nuôi Brahman màu đỏ chủ yếu để xuất cho các nước Châu Á do các nước này chuộng màu đỏ.

+ Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát triển.

+ Trọng lượng bê brahman so sinh: 20 – 30 kg.

+ Trọng lượng 6 tháng tuổi: 120 – 150 kg.

– Bò Brahman đực trưởng  thành: 700 – 1000 kg.

– Bò Brahman cái trưởng thành: 450 – 600 kg.

– Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày.

– Giai đoạn vỗ béo bò Brahman tăng trưởng: 1200 – 1500 gram/ngày.

– Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 – 14 tháng.

– Bò Brahman Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi.

– Tính mắn đẻ, bò Brahman dễ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi.

– Bò Brahman Kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng.

– Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn.

Khả năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏ  khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất. Việc đầu tư chăm sóc ở mức tôí thiểu.


Related news

Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính Những điều cần biết về tinh phân biệt giới tính

Trong chăn nuôi hiện nay đã có những bước đột phá về công nghệ để mang lại hiệu quả kinh tế, trong đó phải kể đến công nghệ về sản xuất giống. Chúng tôi xin giới thiệu một số quy trình, kỹ thuật, ưu nhược điểm và những lưu ý khi sử dụng tinh phân biệt giới tính trong chăn nuôi bò sữa.

Tuesday. January 12th, 2016
Những lưu ý khi làm chuồng nuôi cho bò sữa Những lưu ý khi làm chuồng nuôi cho bò sữa

Bò sữa đang nuôi phổ biến hiện nay ở nước ta là con lai có từ 50% đến 87,5% máu bò Hà Lan vì thế khả năng chịu đựng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất kém.

Tuesday. January 12th, 2016
Bệnh tele trùng Theilenosis ở bò Bệnh tele trùng Theilenosis ở bò

Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy, hình vòng hay chấm có khi hình hoa thị, đường kính nhỏ 0,3 – 2 micromet. Bệnh được truyền do ve hút máu bò.

Tuesday. January 12th, 2016