Bình Đại: Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt ISRAEL tiết kiệm nước trong mùa hạn
Hơn 3 tháng nay, hiện tượng El Nino đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn huyện Bình Đại, nhất là các xã khu vực tiểu vùng I và II. Trong đó, Long Hòa là 1 trong những xã chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Nhiều diện tích lúa, rau màu và vườn cây ăn trái bị thiệt hại trên 70%.
Trong ảnh: Ông Võ Văn A (bên trái) bên hệ thống bom tiết kiệm nước.
Trước tình hình hạn, mặn gay gắt, thời gian qua, các ngành, các cấp của huyện đã đưa ra nhiều giải pháp giúp người dân phòng, chống hạn, mặn nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Riêng hộ ông Võ Văn A, ở ấp Long Thạnh, xã Long Hòa, đã tìm ra được giải pháp hữu hiệu giúp vườn cây ăn trái của gia đình phát triển xanh tốt bằng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ ISREAL.
Là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi điển hình của địa phương, đã tiên phong trong phong trào chuyển đổi từ diện tích trồng nhãn kém hiệu quả lần lượt sang trồng ổi lê Đài Loan với diện tích 4.000m2, trồng nhãn Idol với diện tích 4.000m2 và ứng dụng thành công khoa học kỹ thuật hiện đại trong quá trình canh tác. Mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng.
Năm 2015, nếu như các vườn trồng nhãn tiêu huế của nông dân trên địa bàn huyện bị chổi rồng tấn công và thua lỗ do mất giá, thì vườn nhãn Idol của gia đình ông A với diện tích 1.000m2 cho trái vụ đầu tiên vào dịp tết Nguyên Đán vẫn cho thu ổn định, sản lượng đạt 1,5 tấn, giá bán 28.000 đồng/1 kg, sau khi trừ chi phí, ông có lãi trên 20 triệu đồng.
Đặc biệt, qua theo dõi dự báo tình hình hạn, mặn diễn biến trong năm 2016 của ngành chức năng, đầu năm 2015, nhờ người quen giới thiệu về hiệu quả của hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ ISREAL trong mùa hạn, mặn, ông đã đầu tư trên 40 triệu đồng để thuê Công ty MôSan - Chi nhánh huyện Giồng Trôm (Bến Tre) xuống lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái của gia đình.
Vườn trồng cây ăn trái của ông Võ Văn A tưới theo công nghệ nhỏ giọt.
Theo ông A: Công nghệ tưới nhỏ giọt ISREAL gồm 1mô-tơ bom, 1 bộ lọc, 1 bộ tưới phân, van xả áp suất, van điều áp điều khiển tự động nước bom từ bộ phận điều khiển Trung tâm trực tiếp nước dưới các mươn dự trữ đến các hệ thống ống nhánh. Từ ống nhánh nước phân ra theo các ống nhỏ được rải trên mặt đất quấn quanh dưới từng gốc cây, đầu nhỏ giọt tự bù áp lực nước được sản xuất gắn chìm trong ống nhựa theo khoảng cách cố định. Mỗi ngày tưới 1 lần và tưới trong vòng 1 giờ, thì độ ngấm nước toàn vườn đạt sâu trên 30cm, giúp đưa nước và chất dinh dưỡng trực tiếp đến vùng rễ tích cực của cây ăn trái, nhất là hệ thống tưới nhỏ giọt không tạo thành dòng chảy nên tránh trường hợp xói đất, giảm đáng kể bệnh thối rễ ở cây, hạn chế lây lan dịch bệnh, giúp cây không bị cháy lá, phát triển đều, mọc chồi khỏe trong thời tiết khắc nghiệt và thiếu nước.
Ngoài ra, hệ thống còn có chức năng bón phân cho cây rất đồng đều và tiện lợi bằng cách lấy phân hòa lẫn với nước cho tan, liều lượng cân đối với diện tích, sau đó cho vào bộ tưới phân bơm qua hệ thống dẫn nước tới từng gốc cây. Cách làm này không chỉ tạo điều kiện cho cây hấp thụ phân bón triệt để, mà còn giảm chi phí bón phân, bảo vệ tốt môi trường thiên nhiên và sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù chi phí đầu tư theo phương pháp tưới nhỏ giọt ISREAL ban đầu khá cao, song chi phí đầu vào giảm được 3 lần so với tưới tràn và trong điều kiện thời tiết hạn, mặn như năm nay, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ này, giúp tiết kiệm 90% công lao động, trên 70% chi phí điện – nước và 30% lượng phân bón, đặc biệt không lo thiếu nước tưới.
Trước tình trạng Bình Đại chịu một mùa hạn, mặn kéo dài, nước tưới thiếu trầm trọng, thì việc lựa chọn mô hình tưới tiết kiệm bằng cách tưới nhỏ giọt đang là giải pháp tiết kiệm nước hiệu quả cho người trồng cây ăn trái. Ông Lê Hoàng Chiến – Chủ tịch Hội nông dân xã Long Hòa cho biết, Hội sẽ khuyến khích, vận động người dân áp dụng thực hiện mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ ISREAL, để giảm đáng kể thiệt hại do hạn, mặn gây ra, bởi lẽ theo dự báo thì hạn, mặn không chỉ diễn ra gay gắt trong năm nay, mà còn diễn biến phức tạp trong những năm tiếp theo./.
Related news
Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ đã nghiên cứu và áp dụng thành công quy trình ghép nhãn xuồng cơm vàng trên gốc nhãn tiêu da bò, mô hình này đang được nhân rộng trên các vùng trồng nhãn.
Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Đồng Tháp triển khai mô hình thử nghiệm quản lý bệnh chổi rồng trên diện tích 8ha của 20 hộ trồng nhãn.
Ở nước ta thì Tiền Giang là nơi sản xuất nhãn lân vào bậc nhất, ỏ đây gồm có 13 nhóm giông nhãn (theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam), nhưng chỉ có một số giông phổ biến .
Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A có hơn 90ha trồng nhãn tiêu da bò, và phần lớn trong số đó đang bị nhiễm bệnh chổi rồng. Một số nhà vườn linh hoạt trồng nhãn Ido hoặc lấy bo nhãn Ido ghép gốc nhãn tiêu da bò bị bệnh chổi rồng, hiệu quả thật bất ngờ.
Tính toán bước đầu hiệu quả kinh tế của nhãn chín muộn PH-M99-1.1 cho thấy nhãn chín muộn PH-M99-1.1 ở tuổi 4 với mật độ 500 cây/ha cho năng suất quả 4,5 tấn/ha, tổng thu 36 triệu đồng/ha và thu lãi 18 triệu đồng/ha (giống đại trà năng suất 2,5 tấn/ha, tổng thu 12,5 triệu đồng/ha và lỗ 5,5 triệu đồng/ha)