Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa

Bình Đại (Bến Tre) Ngăn Chặn Và Xử Lý Việc Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Quy Hoạch Ngọt Hóa
Publish date: Monday. March 24th, 2014

Huyện ủy, UBND huyện Bình Đại (Bến Tre) vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa.

Theo đó, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện khá tốt Chỉ thị số 05 của Huyện ủy. Ban chỉ đạo, Tổ xử lý, Tổ giúp việc huyện quan tâm đôn đốc, tăng cường tuyên truyền, vận động ngăn chặn và xử lý nên bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định; phối hợp với các xã tổ chức xử lý một số trường hợp phát sinh. Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức, chấp hành chủ trương của Huyện ủy.

Đến nay, tình trạng đào ao nuôi tôm ở các xã trong vùng quy hoạch ngọt hóa cơ bản dừng lại, các phương tiện tham gia đào đất có giảm. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không chấp hành, còn thuê phương tiện hoặc dùng công cụ thủ công để đào ao, khoan giếng.

Tổ xử lý đã phát hiện và lập biên bản xử lý, ngăn chặn 5 hộ, ở các xã: Lộc Thuận, Phú Vang, Vang Quới Đông và Bình Thới; đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp ở xã Long Hòa và Long Định đã thực hiện hành vi thả giống tôm biển để nuôi trong vùng ngọt hóa, đang củng cố hồ sơ ra quyết định xử phạt theo quy định.

Phát biểu tại hội nghị, ông Huỳnh Quang Triệu - Bí thư Huyện ủy kiêm Trưởng Ban chỉ đạo, yêu cầu ban chỉ đạo từ huyện đến xã tiếp tục lãnh đạo học tập, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05 của Huyện ủy; tổ xử lý tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng và địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, ngăn chặn, kiên quyết không để phát sinh hộ dân đào ao mới, tăng cường kiểm soát các phương tiện đào ao, khoan giếng nước mặn để nuôi tôm trong vùng ngọt hóa, nhằm bảo vệ vùng quy hoạch của huyện, tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững cho nhân dân.


Related news

Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Saturday. July 13th, 2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

Monday. July 15th, 2013
Hiệu Quả Từ Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

Monday. July 15th, 2013
Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra Phòng Trị Bệnh Vàng Lá, Khô Cành Trên Cây Cao Su Do Nấm Corynespora Gây Ra

Từ tháng 5-2010, bệnh vàng lá, rụng lá, khô cành do nấm corynespora gây ra hoành hành chủ yếu trên các vườn cao su giống RRIV4, cùng với nhược điểm của giống này là dễ đổ, nên tháng 7-2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) khuyến cáo loại bỏ giống RRIV4 ra khỏi bảng I, cấm trồng, mua bán.

Monday. July 15th, 2013
Trồng Nhãn Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng Trồng Nhãn Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Đồng

Từ một loại cây trồng làm nông dân xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) điêu đứng, vì giá “trượt dốc” không phanh dẫn đến phải chặt phá hàng loạt. Hai năm gần đây, giá nhãn luôn giữ mức từ 13 - 17 ngàn đồng/kg, diện tích loại trái cây này đang được khôi phục và tăng lên đáng kể, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng sau mùa quả ngọt…

Monday. July 15th, 2013