Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Biến vùng đất phèn thành trại nuôi trù phú

Biến vùng đất phèn thành trại nuôi trù phú
Author: Nguyễn Vy
Publish date: Wednesday. March 8th, 2017

Từ bỏ cây lúa năng suất thấp trên vùng đất nhiễm phèn, 10 năm sau ngày chuyển sang nuôi lợn, thả cá, ông Hà Văn Sáu (huyện Bình Chánh, TP.HCM) luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố trong nhiều năm liền.

Trong ảnh: Ông Sáu bên mô hình chuồng lợn và ao cá của mình. Ảnh: V.N

Từ bỏ cây lúa năng suất thấp trên vùng đất nhiễm phèn, 10 năm sau ngày chuyển sang nuôi lợn, thả cá, ông Hà Văn Sáu (huyện Bình Chánh, TP.HCM) luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố trong nhiều năm liền. Ông Sáu kể, địa bàn ấp 1, xã Bình Lợi, (huyện Bình Chánh) vốn là đất bị nhiễm phèn. Nước từ kênh mương thường xuyên tràn bờ bao gây úng ngập nên năng suất lúa không cao. Từ khi thành phố khuyến khích chuyển đổi mô hình kinh tế, ông theo học các lớp tập huấn ngay tại huyện.

Nhờ chịu khó và ham học hỏi, mô hình thả cá, nuôi lợn của ông không những giúp đời sống gia đình khấm khá mà các hộ xung quanh cũng học hỏi làm theo. Hiện ông sở hữu 4 ao nuôi cá với diện tích mặt nước khoảng 2ha. Để tận dụng các tầng nước và thức ăn trong ao, ông thả nuôi nhiều loại cá khác nhau như cá mùi, cá mè, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá tra.

Nguồn thức ăn cho cá chủ yếu là thức ăn thừa từ các công ty, các quán ăn, nhà hàng thay vì thức ăn công nghiệp để giảm thiểu chi phí. Sau 10 tháng,  ông thu hoạch 2 ao cá trước nhà trung bình khoảng 10 tấn cá. Với giá bán 20.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, ông còn lãi được gần 100 triệu đồng. Thêm 2 ao nuôi phía sau, tính tổng cộng, mỗi năm ông thu được 17 - 18 tấn cá.

Đặc điểm nổi bật nhất khi vào khu trại nuôi của ông Sáu là có rất nhiều dừa. Ông kể vì năm nào cũng phải đắp kè, nạo ao, ông nghĩ ra cách trồng 300 gốc dừa xung quanh để vừa giữ đất, chống sạt lở lại có thêm thu nhập.

Ngoài nuôi cá, ông Sáu còn đầu tư vào trại lợn với 43 nái đẻ; cùng với lợn thịt, lợn cai sữa toàn đàn hơn 300 con. Trước đây, trong vùng có khá nhiều hộ dân nuôi lợn nhưng dịch bệnh liên miên nên bà con bỏ chuồng, dỡ trại, chuyển nghề khác. Riêng ông vẫn bám trụ được với nghề nhờ kinh nghiệm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để cách ly mầm bệnh.

Vì trại nuôi nằm sâu trong ấp nên khó khăn chính vẫn là vận chuyển. Tiền thức ăn khoảng 6.000 đồng/kg thì vào đến trại nuôi lên tới 10.000 đồng. Mua bán cá có thể chở bằng xe máy nhưng với lợn thì phải chuyển lên ghe. “Hiện con đường trước nhà đang sửa chữa. Khi giao thông thuận tiện hơn cho việc vận chuyển xe bốn bánh, tôi sẽ đăng ký chuyển lên mô hình chăn nuôi VietGAP” - ông Sáu chia sẻ.


Related news

Giá gà giảm sâu, người nuôi “ngắc ngoải” Giá gà giảm sâu, người nuôi “ngắc ngoải”

Giá gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ liên tục giảm sâu, từ 30.000 đồng/kg xuống chỉ còn 16.000-20.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi gà sẽ lâm vào cảnh trắng tay

Wednesday. March 8th, 2017
63.000 nông dân sẽ được hỗ trợ canh tác cà phê bền vững 63.000 nông dân sẽ được hỗ trợ canh tác cà phê bền vững

Đó là 1 trong những mục đích hướng tới của hội thảo "Tăng cường năng lực thể chế cho phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cà phê"

Wednesday. March 8th, 2017
Giá lợn hơi tăng, người dân vẫn không dám mừng Giá lợn hơi tăng, người dân vẫn không dám mừng

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, so với giá thành chăn nuôi, giá bán hiện vẫn thấp hơn nên người chăn nuôi chưa có lãi, thậm chí còn lỗ.

Wednesday. March 8th, 2017