Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Biện pháp phòng, chống nắng nóng cho động vật Thuỷ sản

Biện pháp phòng, chống nắng nóng cho động vật Thuỷ sản
Publish date: Thursday. June 4th, 2015

Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng kéo dài làm suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến sức khoẻ của động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao đối với động vật thủy sản người nuôi cần lưu ý một số điểm sau:

- Luôn giữ mức nước khoảng 1,5 - 2m

- Cho ăn đủ lượng, đủ chất, bổ sung men tiêu hóa và Vitamin vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng.

- Đối với ao nuôi cá nên có các khung bèo hoa dâu khoảng 1/4 -1/3 diện tích ao nuôi làm nơi trú nắng cho cá. Đối với ao nuôi lươn, ếch cần tạo nơi trú nắng bằng các ống tre, nứa buộc thành từng bó nhỏ đặt ở các góc ao.

- Nắng nóng kéo dài, cường độ chiếu sáng trong ngày lớn làm tảo phát triển mạnh gây nên hiện tượng "nở hoa nước" trong ao nuôi dẫn đến hiện tượng cá nổi đầu về đêm và sáng sớm. Đặc biệt sau các trận mưa tảo chết hàng loạt làm biến đổi các yếu tố lý hóa của môi trường gây ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng và khả năng nhiễm bệnh của động vật thủy sản.

Để hạn chế tác hại của hiện tượng "nở hoa nước" người nuôi cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:

+ Bón vôi nông nghiệp, Zeolite xung quanh bờ ao trước khi mưa với lượng khoảng 10 - 15kg/ha. Nếu mưa lâu nên xả bớt nước ở tầng mặt.

+  Nếu ao nuôi có độ trong < 30cm và có màu không ổn định nên tiến hành bón men vi sinh nhằm hạn chế chất hữu cơ trong nước ngăn ngừa sự phát triển của tảo.

+ Thường xuyên quan sát ao nuôi vào lúc nửa đêm và sáng sớm, nếu thấy hiện tượng nổi đầu tiến hành dùng quạt nước, thuyền tạo sóng...đồng thời thay 30% lượng nước trong ao.

Trên đây là một số biện pháp hướng dẫn về cách phòng và quản lý môi trường ao nuôi trong mùa nắng nóng, khuyến cáo bà con áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả của nghề nuôi.

Tags: bien phap phong, chong nang nong, dong vat thuy san


Related news