Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ tôm nuôi vụ II

Biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ tôm nuôi vụ II
Publish date: Thursday. June 4th, 2015

- Cải tạo ao hồ nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Thả giống với mật độ phù hợp.

- Luôn giữ mực nước từ 1,2 - 1,5m để hạn chế sự phát triển của  tảo đáy đồng thời hạn chế sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm.

- Cho tôm ăn đủ lượng và đủ chất, tăng cường bổ sung men tiêu hóa và Vitamin C nhằm ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm, giúp tôm tiêu hóa và ăn nhiều hơn theo tỷ lệ: 3g men tiêu hóa + 1g Vitamin C/ 1kg thức ăn.

- Sử dụng nhá (sàng) để quản lý thức ăn. Khi tôm đạt 20-25 ngày tuổi, lượng thức ăn cho vào nhá theo tỷ lệ: 1,5-2% lượng thức ăn thực tế. Do tôm bắt mồi chậm nên sau thời gian khoảng 2 giờ 30 phút, tiến hành kiểm tra nhá.

- Tùy theo lượng thức ăn còn lại, số lượng tôm vào nhá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Đồng thời quan sát ngoại hình và lượng thức ăn dư thừa để nắm tỷ lệ sống và tình hình sức khỏe tôm.

- Khi tôm đạt từ 1 tháng tuổi, hạn chế chài tôm mà thông qua nhá kiểm tra, đánh giá sức khỏe tôm nuôi. Căn cứ vào các đặc điểm như kích cỡ (đồng đều), màu sắc vỏ (sáng, sạch), đường ruột (to, đầy thức ăn), màu phân… để có biện pháp xử lý.

- Tăng cường sử dụng men vi sinh để ổn định môi trường. Định kỳ 5-7 ngày/lần, liều lượng tùy loại, theo yêu cầu nhà sản xuất.

- Nếu tôm có biểu hiện bệnh đường ruột (không đầy thức ăn, phân đứt quãng), nên dùng kháng sinh Cotrim-forte 1 viên/ 1kg thức ăn/2 lần/ngày, trong 7 ngày. Lưu ý, không kết hợp men vi sinh với thuốc kháng sinh khi cho ăn.

- Khi tôm có biểu hiện “đóng rong”, thường ở vị trí chân hàm, nên xử lý nước bằng BKC vào lúc có nắng hoặc OLAN vào chiều tối, tăng cường ôxy.

- Khi ao nuôi có dấu hiệu dịch bệnh (tôm vào bờ hàng loạt, chết đáy), tiến hành niêm cống, đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng xử lý đúng theo quy trình.

Tags: cham soc tom, bao ve tom vu 2, nuoi trong thuy san


Related news