Bí quyết vươn lên làm giàu từ sầu riêng
Những vụ sầu riêng gần đây, nhiều nông hộ được mùa, trúng giá, tiêu thụ nhanh gấp nhiều lần so với trước.
Nhân viên của Syngenta hướng dẫn kỹ thuật canh tác và cách quản lý sâu bệnh hại sầu riêng
Thời tiết khá thuận lợi cộng với việc bà con đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón phân cân đối kèm theo một số bí quyết trị sâu bệnh nên cây sầu riêng phát triển, cho năng suất cao. Đã có khá nhiều hộ khá lên nhờ loại cây trồng đặc sản này.
Niềm vui chung từ... sầu riêng
Gia đình ông Trần Hữu Phong ở Mỹ Vĩnh, Cai Lậy, Tiền Giang trước đây trồng màu trên đất vườn tạp, thu nhập rất bấp bênh. Gần 20 năm trước, ông Phong chuyển sang trồng sầu riêng và đến giờ, ông vẫn thấy đây là sự thay đổi cây trồng hợp lý. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên diện tích sầu riêng Ri6, Monthong của gia đình ông Phong cho năng suất bình quân 2,5-3 tấn/công (1.000m2). Đặc biệt, quả sầu riêng có gai đều, đầy hộc rất được thương lái ưa chuộng.
Với giá bán như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông Phong thu lãi hàng trăm triệu đồng. Từ một hộ khó khăn, gia đình ông Phong đã vươn lên có thu nhập khá, có điều kiện cho con cái ăn học đàng hoàng.
Niềm vui của ông Phong cũng là niềm vui chung của nhiều bà con nông dân trồng sầu riêng ở Tiền Giang, đặc biệt là nông dân vùng chuyên canh, khi loại trái cây đặc sản này mang lại cho bà con nguồn lợi kinh tế rất lớn.
Không chỉ ở Tiền Giang, đến thăm gia đình ông Phạm Văn Hoán ở xã Hòa Trung, huyện Di Linh, Lâm Đồng, ông Hoán dẫn chúng tôi đi thăm vườn cà phê trồng xen với sầu riêng gần 10 năm tuổi của mình.
Ông Hoán cho biết cà phê là cây ưa bóng, sầu riêng lại là cây có tán rộng, khi trồng xen canh với mật độ thích hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Sầu riêng không chỉ giúp che nắng mà còn tận dụng được lượng nước và phân dư thừa bón cho cây cà phê. Những vườn cà phê trồng dưới tán sầu riêng vẫn cho năng suất ổn định từ 5 – 5,5 tấn/ha.
Bắt đầu trồng sầu riêng từ năm 2012, đến nay ông Hoán đã có 300 cây sầu riêng, trong đó có 30 cây đang cho thu hoạch với năng suất trung bình 200kg/1 cây, tương đương 18-20 tấn/ha. Hằng năm, lợi nhuận thu được từ sầu riêng của gia đình ông Hoán khoảng 300 triệu đồng.
Ông Hoán nhận thấy việc trồng xen sầu riêng với cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, ông vẫn không trồng độc canh mà chỉ xen canh, mùa nào quả đấy.
Ông Hoán phấn khởi cho biết, không chỉ được mùa, được giá mà nông dân phấn khởi vì hiện thương lái đến tận vườn đặt cọc thu mua sầu riêng nên người ông hoàn toàn yên tâm về đầu ra cho sản phẩm.
Trên thực tế, để có được quả sầu riêng thơm ngọt, những người nông dân như ông Phong, ông Hoán phải dày công chăm chút, tỉ mỉ trong từng khâu để bắt đúng bệnh và phòng trị hiệu quả cho cây.
Giống như những cây trồng khác, những nông hộ canh tác cây sầu riêng đều canh cánh nỗi lo sâu bệnh. Tuy tốc độ gây hại của bệnh không tức thời như đối với các cây trồng khác như cây tiêu hay cây cà phê, nhưng nếu không chú ý, thiệt hại do bệnh trên cây sầu riêng sẽ lớn hơn do loại cây này có thời gian phục hồi lâu hơn, tốn thời gian và công sức hơn.
Bí quyết trị bệnh nằm ở đâu?
Theo ông Phong, lúc mới chuyển sang trồng sầu riêng, ông cũng phải đi học hỏi nhiều nơi, nhất là tại các hội thảo dành cho nông dân. Tại đây, ông được các kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn khá tỉ mỉ về quy trình, cách chăm sóc cây. Ông được biết trong số các bệnh trên cây sầu riêng, mối quan tâm của các nhà vườn là bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh này gây ra tình trạng thối nứt thân xì mủ và đặc biệt là thối rễ. Nấm phát triển và lây lan mạnh trong đất làm cho bộ rễ bị hư hại, làm giảm khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt thân xì mủ, có thể gây chết cây hàng loạt.
Cũng nhờ có các chuyên gia nông nghiệp, ông mới biết một trong những tác nhân làm trung gian lây lan bệnh trên cây sầu riêng chính là tuyến trùng. Triệu chứng khi bị tuyến trùng gây hại là rễ cây có nhiều vết sưng hoặc vết thương, khi đó, nấm Phytophthora sẽ “lần theo” nhưng vết thương này để tấn công làm thối rễ, dẫn đến giảm hay mất khả năng hấp thu, khiến cây vàng lá, thiếu dinh dưỡng và chết dần, đặc biệt là bệnh có thể gây hại cả cây con.
Trên thực tế, tuyến trùng luôn hiện diện trên đất trồng, khó lòng diệt trừ triệt để. Nếu muốn tránh nấm Phytophthora lây lan qua con đường tuyến trùng, nhà vườn cần đồng thời áp dụng nhiều biện pháp.
Ông Phong cho biết: Đầu tiên, phải chú ý khâu chọn giống sạch nấm bệnh, làm đất kỹ, thiết kế hệ thống cấp và thoát nước hợp lý, tránh ngập úng, tăng cường bón phân hữu cơ và vôi bột hàng năm, quản lý cỏ dại... Nếu đã làm tốt những khâu này thì nguy cơ bệnh hại là rất thấp. Tuy nhiên, một khi bệnh xuất hiện thì lúc đó phải dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ nấm và tuyến trùng.
Ông Phong kể: "Lúc đầu tôi cũng không biết bí quyết gì đâu. Một lần tham dự khóa tập huấn cho nông dân trong hợp tác xã, tôi may mắn được một chuyên gia của Syngenta bày cho sử dụng Tervigo 020 SC tưới gốc để trị tuyến trùng trên cây sầu riêng. Tôi đã từng nghe là Tervigo 020SC có hiệu quả đối với cà phê, hồ tiêu, thanh long... nhưng không ngờ, với cây sầu riêng, hiệu quả cũng rõ rệt luôn. Tôi được biết là tuyến trùng thường chỉ xâm nhập ở tầng đất mặt từ 0-20cm và cũng là nơi mà rễ tơ của cây sầu riêng phát triển mạnh, gặp Tervigo, tuyến trùng đúng là gặp khắc tinh luôn đó".
Tervigo là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, với hoạt chất Abamectin, đặc trị tuyến trùng, khi tưới gốc sầu riêng kèm theo loại thuốc trừ nấm đặc hiệu sẽ giúp ngăn ngừa thối sưng rễ và vàng lá. Do được sản xuất bằng công nghệ huyền phù đậm đặc nên khi tưới vào đất Tervigo sẽ được duy trì quanh vùng rễ, nhờ đó hiệu lực trừ tuyến trùng kéo dài, giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hiệu quả đầu tư.
"Nhiều người cứ hỏi tôi bí quyết khiến cây sầu riêng khỏe, xanh mướt. Thực ra do Tervigo được sản xuất theo công nghệ Chelate sắt, nên ngoài khả năng diệt tuyến trùng hiệu quả sản phẩm còn cung cấp thêm vi lượng sắt cho cây, đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp nên diệp lục tố, gián tiếp kích thích cây trồng ra rễ mạnh hơn sau khi được tưới vào vùng rễ. Đây là lý do vì sao mà sau khi tưới Tervigo, cây sầu riêng khỏe, xanh lá, ra nhiều rễ non,cuối cùng là vườn sầu riêng cho năng suất cao", ông Phong nói.
"Qua kinh nghiệm sử dụng thực tế, tôi nhận thấy Tervigo ít ảnh hưởng đến giun và các vi sinh vật đất, do vậy rất yên tâm sử dụng. Thực ra bí quyết của tôi chỉ có vậy thôi, rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng được", ông Phong cười.
Còn theo ông Hoán, khi thực hiện mô hình trồng xen cây cà phê và sầu riêng, ông được tư vấn kỹ thuật và cách quản lý sâu bệnh hại trên cà phê và sầu riêng rất tỉ mỉ.
"Lúc mới trồng, một số cây cứ vàng lá, rồi cây con cứ phát triển được một thời gian là chết yểu, tôi cũng lo lắm. Sau mới biết thủ phạm là nấm, mà tác nhân trung gian là tuyến trùng nên tôi đã sử dụng ngay sản phẩm Tervigo kết hợp với thuốc trừ nấm. Các kỹ sư của Syngenta đã hướng dẫn tỉ mỉ cho tôi quy trình canh tác, đặc biệt là hướng dẫn cách sử dụng thuốc BVTV tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe nông dân cũng như cây trồng, tránh dư lượng trên sản phẩm," ông Hoán nói.
Ông Nguyễn Huy Cường - đại diện Công ty Syngenta cho biết hiện đang bước vào đầu mùa mưa, ẩm, thời điểm dễ phát sinh các dịch bệnh trên cây trồng. Nếu không chăm sóc sầu riêng hợp lý, dịch bệnh có thể bùng phát làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Để cây sầu riêng cho năng suất, chất lượng cao bà con cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp trồng và chăm sóc khác nhau, cải tạo đất canh tác tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.
Để hạn chế nấm Phytophthora palmivora lây lan, bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện nấm bệnh, chú ý vệ sinh vườn thường xuyên, sử dụng thuốc BVTV đúng liều lượng.
"Không riêng gì với cây sầu riêng, Syngenta mong muốn hỗ trợ bà con chăm sóc tất cả các loại cây trồng thông qua các sản phẩm hiệu quả, chi phí hợp lý, cho năng suất cao. Sự tin tưởng của bà con khi lựa chọn sản phẩm của Syngenta Việt Nam chính là thước đo cho những thành quả mà chúng tôi đạt được trong suốt thời gian qua. Chúng tôi mong bà con trồng sầu ai cũng giàu, mà không ai rầu cả", ông Cường nhấn mạnh.
Related news
Brandon Alexander giới thiệu Angus, nhà nông của tương lai. Nhà nông này cục mịch, nặng đến 450kg, chưa kể là hơi chậm chạp.
Bạn đã nghe nói đến những dàn khoan ngoài khơi và các trại điện gió ngoài khơi. Còn giờ đây một công ty Hà Lan đang phát triển cái được gọi là trại sữa bò
Các nông dân canh tác quy mô nhỏ chiếm phần lớn trong số những nhà cung ứng của Olam. Họ chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á và châu Phi