Bí quyết làm nhà rơm dự trữ cho trâu, bò vào mùa đông
Nhiều năm nay đã trở thành thói quen, cứ sau khi thu hoạch lúa xong, rơm rạ được người thiểu số ở vùng miền núi Sơn Hà cột thành từng bó và chở về chất vào nhà chứa làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò thay vì cào chất đống lại để đốt như trước đó.
"Nhà " chứa rơm được làm khá bài bản.
Ông Đinh Văn Khiêu (45 tuổi), ở xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà bộc bạch: "Vụ hè thu này, cùng với số rạ của 1,5 sào (500m2/sào) ruộng lúa của gia đình, và xin thêm người khác đủ dự trữ cho 4 con trâu của gia đình ăn trong mùa đông tới”.
Được biết hơn 5 năm về trước cũng như các gia đình khác ở vùng lân cận huyện Ba Tơ, Tây Trà... thói quen chăn thả rông quanh năm, hoặc nhốt chuồng không có mái che; nguồn thức ăn chủ yếu dựa vào nguồn cỏ mọc tự nhiên trên rừng, đồi cho nên cứ đến mùa mưa, đông lạnh là trâu, bò chết vì đói có thời điểm lên đến hàng trăm con.
Vì vậy sau khi được cán bộ Trạm khuyến nông huyện Sơn Hà vận động, giải thích và hướng dẫn, người dân ở các bản làng trong huyện đã đầu tư tiền, công để làm nhà chất rơm khỏi bị ướt, mục khi trời mưa để làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò.
Theo đó người ít thì vài trăm ngàn đồng; còn gia đình có tiền thì 2-4 triệu đồng/hộ để làm nhà chứa rơm mái lợp tôn, ngói và nền tráng xi măn, vách bằng tre, ván gỗ có kích thước cao từ 1-2m, rộng 3-7m2/nhà.
Hiện ước hơn 80% số hộ chăn nuôi trâu bò ở Sơn Hà đã có nhà "nhốt' rơm.
"Ngoài tre, gỗ...tự chặt ở bìa sông, trên rừng mang về, để làm 'nhà' chứa rơm rộng hơn 8m2 làm thức ăn cho 5 con trâu của gia đình; vợ chồng mình đã mua tôn lợp, rồi xi măng tráng nền với số tiền hơn 2,8 triệu đồng", chị Đinh Thị Lin (31 tuổi), ở xã Sơn Kỳ, bộc bạch.
Ông Đinh Văn Trung, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Hà cho biết: "Sau hơn 5 năm triển khai đến thời điểm này, ước trên 80% số hộ chăn nuôi trâu, bò trong huyện đã làm nhà kho chứa rơm; góp phần cùng với các hình thức khác làm giảm thiểu ước hơn 90% số lượng trâu, bò nuôi bị chết do thiếu ăn vào mùa đông như trước đó.
Related news
Vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 12,3 nghìn ha rau màu các loại. Để bảo đảm mục tiêu, kế hoạch đề ra, ngành Nông nghiệp và PTNT, các địa phương đang tích cực tuyên truyền, vận động nông dân chăm sóc rau màu đã trồng và mở rộng diện tích rau màu vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 của Ngân hàng Thế giới vừa công bố có khuyến nghị Ngành nông nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng từ bỏ cách làm cũ.
Nuôi ong lấy mật ở Vườn Quốc gia Ba Vì góp phần tăng sản lượng 30% cho các loài trái cây ở Vườn Quốc gia Ba Vì. Nhờ có con ong mà cây trái mới đơm hoa kết quả và làm phong phú thảm thực vật.