Cam
Home / Cây ăn trái / Cam

Bí quyết chăm cam sành ra hoa trái vụ, thu nhập cao gấp 3 - 5 lần

Bí quyết chăm cam sành ra hoa trái vụ, thu nhập cao gấp 3 - 5 lần
Author: TS Nguyễn Công Thành
Publish date: Friday. September 22nd, 2017

Cam sành là loài cây ăn trái có giá trị kinh tế cao (vụ nghịch hơn 30.000 đồng/kg) nên đang được nhiều bà con ở ĐBSCL tăng cường trồng rải vụ suốt năm.

Khi trồng, cần chọn cây giống có bộ rễ nông tốt, nên che bớt ánh nắng và tưới ẩm đất rồi đào một hố đủ rộng, không quá sâu vì rễ chỉ ăn nông dưới lớp đất mặt. Đặt cây giống xuống hố rồi lấp đất lại, ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây, không nén đất quá nhiều hoặc chất đống đất hay phủ bồi đất cao lên gốc để tránh bệnh lở cổ rễ, một bệnh khá phổ biến ở cây có múi.

Sử dụng phân bón hữu cơ để nuôi dưỡng cây. Nên sử dụng phân đã nghiền thành bột (nếu dùng phân bột viên như phân gà, phân bò… cũng nên nghiền nát ra) và trộn nấm Trichoderma rắc trên đất cách xa gốc để kích thích rễ lan ra. Luôn tưới ẩm đất trước và sau khi bón phân.

Khi cây lớn chú ý chăm sóc tỉa cành, nhánh mọc lẻ tẻ, rời rạc. Cắt các cành nhánh ngay bên dưới nơi chúng mang trái hoặc hoa. Điều này sẽ kích thích cây tập trung năng lượng cho tăng trưởng thực vật. Nó cũng làm cho cây trở nên mạnh mẽ và không phát triển tán rườm rà.

Việc bón phân và điều khiển ra hoa, trái vụ là một kỹ thuật quan trọng giúp nhà vườn có thu nhập cao. Cam sành nghịch vụ có giá cao gấp 3 - 5 lần vụ thuận. Nhằm kích thích ra hoa sớm, biện pháp được dùng phổ biến là cắt nước trong mùa khô nhằm tạo sự căng thẳng sinh lý trong cây để kích thích ra chồi non và hoa khi tưới nước trở lại. Ngừng tưới nước từ 12 – 15 ngày đến khi cây có biểu hiện héo thì tưới nước trở lại. Khi thực hiện chú ý thời gian từ khi cây ra hoa đến thu hoạch mất khoảng 9 tháng.

Sau khi cắt nước 12 - 15 ngày thấy cây có biểu hiện héo thì tiến hành bón phân hữu cơ hoai mục, bón càng nhiều càng tốt kết hợp với 150 - 250g urea + 300 - 500g lân + 100 - 150g kali (KCl) cho một gốc. Bón quanh tán cây theo vành mép tán bằng cách đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Trộn đều các loại phân xong cho vào rãnh lấp kín đất, ủ rơm giữ ẩm.

Hoặc có thể bón rải trên liếp. Sau khi bón phân, tưới nước khoảng 7 ngày thì cây phát triển chồi non và ra hoa. Từ khi cây có hoa, cứ khoảng 2 tháng 1 lần bón bổ sung phân cho cây, mỗi lần tương đương số lượng trên hoặc dùng phân hỗn hợp có tỷ lệ N-P-K tương ứng bón kết hợp tưới nước giữ ẩm thường xuyên.

Dùng các loại thuốc chống rụng trái được khuyến cáo (như VITĐQ 40...). Ngoài ra, để cho trái sáng đẹp và không bị da lu, da cám nên phòng tránh nhện đỏ, nhện vàng bằng các loại thuốc an toàn được khuyến cáo.


Related news

Cách Phòng Trị Rệp Bông Hại Cam Sành Cách Phòng Trị Rệp Bông Hại Cam Sành

Rệp bông (Planococcus lilacinus) là một loài côn trùng đa thực, chúng gây hại hàng chục loại cây trồng khác nhau, trong đó có cây cam sành.

Monday. August 5th, 2013
Trồng Thử Nghiệm Thành Công Giống Cam Mới Trồng Thử Nghiệm Thành Công Giống Cam Mới

Sau quá trình nhập nội, tuyển chọn, trồng thử nghiệm thành công ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, năm 2006 giống cam Valencia chín muộn V2 của Viện Di truyền Nông nghiệp đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống Quốc gia, được xác định là giống có tiềm năng lớn để mở rộng diện tích, tăng sản lượng trên phạm vi cả nước đáp ứng nhu cầu ăn tươi và chế biến.

Wednesday. July 31st, 2013
Diệt Trừ Nhện Đỏ Hại Cam Quýt Bằng Vòi Phun Áp Lực Diệt Trừ Nhện Đỏ Hại Cam Quýt Bằng Vòi Phun Áp Lực

Từ kết quả thành công của mô hình tưới phun trên tán bằng vòi phun nước áp lực để phòng trừ nhện đỏ hại bưởi do Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phối hợp với các nhà vườn ở xã Tân Bình triển khai thực hiện trong năm 2008, đến nay nhiều nhà vườn trồng cam quýt ở tỉnh Đồng Nai đã ứng dụng rộng rãi sáng kiến này tạo nên vườn cây và sản phẩm trái cây an toàn, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Saturday. August 3rd, 2013