Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bí kíp phòng chống các loại bệnh của cá

Bí kíp phòng chống các loại bệnh của cá
Publish date: Friday. September 25th, 2015

Dùng thuốc phòng trước mùa bệnh

Trước mùa các loại bệnh của cá phát sinh, dùng thuốc rắc khắp ao để phòng chống thường đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, còn có thể treo túi thuốc xung quanh nơi cho ăn, hình thành một vùng khử trùng các sinh vật gây bệnh.

Để đạt hiệu quả cao cần chú ý: Nồng độ thuốc xung quanh nơi cá ăn vừa phải, nếu quá cao cá sẽ không đến ăn. Nồng độ quá thấp cá đến ăn nhưng không tiêu diệt được sinh vật gây bệnh.

Với cá không thể cưỡng bức nên trộn vào thức ăn để cho ăn tuỳ theo yêu cầu phòng ngừa từng loại bệnh mà tính số lượng thuốc. Số lần cho ăn và chọn loại thuốc nào cho thích hợp để có hiệu quả cao.

Dùng thuốc để phòng ngừa các bệnh bên trong cơ thể cần lưu ý: Thức ăn nên chọn loại cá thích ăn, nghiền thành bột trộn thuốc vào, tuỳ theo tính ăn của cá mà chế tạo loại thức ăn nổi hay chìm.

Độ dính thích hợp, nếu ăn thức ăn ít độ dính, thuốc vào nước sẽ tan ngay nhưng độ dính quá cao, thức ăn vào ruột chỉ dừng lại thời gian ngắn, thuốc chưa kịp hấp thu đã bài tiết ra ngoài, đều không có hiệu quả.

Kích thước thức ăn lớn nhỏ theo cỡ miệng bắt mồi của cá. Cho ăn số lượng ít hơn bình thường để ngày nào hết ngày đó sau đó tăng dần, nhất là cá bị bệnh đường ruột.

Cho cá ăn theo phương pháp "4 định"

Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho cá ăn phải tươi, sạch sẽ không bị mốc meo, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể cá trong các giai đoạn.

Định số lượng thức ăn: Dựa vào trọng lượng cá để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn từ 3 - 4 giờ cá ăn hết là lượng vừa phải. Cá ăn thừa nên vớt bỏ đi để tránh hiện tượng thức ăn phân huỷ làm ô nhiễm môi trường sống.

Định vị trí để cho ăn: Muốn cho cá ăn một nơi cố định cần tập cho cá có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định. Cho cá ăn theo vị trí vừa tránh lãng phí thức ăn lại quan sát các hoạt động bắt mồi và trạng thái sinh lý sinh thái của cơ thể cá.

Ngoài ra để phòng bệnh cho cá trước các mùa vụ phát sinh bệnh có thể treo các túi thuốc ở nơi cá đến ăn, có thể tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh.

Định thời gian cho ăn: Hàng ngày cho cá ăn 2 lần. Nuôi cá thâm canh, mật độ dày nên cho ăn nhiều lần hơn nhưng số lượng ít đi.

Các cơ sở nuôi cá thường dùng phân hữu cơ bón xuống thuỷ vực bổ sung chất dinh dưỡng để cho sinh vật phù du phát triển cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

Thường xuyên chăm sóc quản lý: Hàng ngày nên có chế độ thăm ao theo dõi hoạt động của cá để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý ngay không cho bệnh phát triển và kéo dài.

Cần quan sát biến đổi chất nước, bổ sung nguồn nước mới đảm bảo đầy đủ oxy và hạn chế các chất độc.

Để tạo môi trường cá sống sạch sẽ cần dọn sạch cỏ tạp, ngăn chặn và tiêu diệt địch hại, vật chủ trung gian, vớt bỏ xác sinh vật và cá chết, các thức ăn thừa, tiêu độc nơi cá đến ăn để hạn chế sinh vật gây bệnh sinh sản và lây truyền bệnh.

Những bệnh thường gặp ở cá nuôi

Hội chứng dịch bệnh lở loét ở cá: Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước. Da đen xẫm, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ trên đầu, thân, các vây và đuôi.

Vết loét lan rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Giải phẫu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.

Phòng trị bệnh: Cải tạo và vệ sinh môi trường tốt. Ngăn chặn không cho dịch bệnh lây lan. Dùng Formalin, CuSO4, kháng sinh..

Bệnh nấm thuỷ mi: Trên da xuất hiện các vùng trắng xám. Nấm phát triển như đám bông. Trứng có màu trắng đục xung quanh có sợi nấm.

Tất cả động vật thuỷ sản đều bị nấm ký sinh vào mùa xuân, thu, đông. Phòng trị bệnh bằng cách làm sạch môi trường nuôi.

Bệnh trùng bào tử sợi: Triệu chứng cá gầy yếu dị hình. Da, mang có nhiều bào nang. Kênh nắp mang. Gây tác hại lớn ở giai đoạn cá giống (chép, trôi, mè). Bệnh thường xuất hiện vào cuối xuân đầu hè.

Chỉ có phòng trị bệnh bằng cách tiêu diệt mầm bệnh trước khi nuôi, nuôi cá phát triển nhanh qua giai đoạn dễ bị bệnh bởi vì chưa có thuốc phòng trị đặc hiệu. Bệnh trùng bánh xe: Dấu hiệu là thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng, cá ngứa ngáy bơi lội lung tung. Gây tác hại lớn ở giai đoạn cá giống của tất cả các loài cá nuôi.

Bệnh xuất hiện vào mùa xuân và mùa thu. Phòng trị bệnh bằng cách tắm nước muối. Tắm hoặc phun sun phát đồng, xanh malachite.


Related news

Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất Sẽ đầu tư xưởng sơ chế tại Hợp tác xã ca cao Thống Nhất

Theo Hợp tác xã ca cao Thống Nhất (Đồng Nai), dự án quy hoạch khu sơ chế ca cao của đơn vị đã được tỉnh phê duyệt.

Friday. October 2nd, 2015
Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Thông tin dịch hại nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Đến cuối tháng 9/2015, lúa hè thu chính vụ ở Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha, diện tích còn lại là 56.000 ha, tập trung ở 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và 1 phần ở huyện Châu Thành.

Friday. October 2nd, 2015
Cây nấm bén duyên trên vùng cao A Lưới Thừa Thiên Huế Cây nấm bén duyên trên vùng cao A Lưới Thừa Thiên Huế

Cây nấm đang đưa lại lợi ích kinh tế cao cho các xã viên hợp tác xã (HTX) Hoàng Thiện, xã A Ngo (huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế); mở ra hướng làm ăn mới, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Friday. October 2nd, 2015
Nông dân tập trung xuống giống vụ lúa tôm Nông dân tập trung xuống giống vụ lúa tôm

Năm nay, huyện Phước Long (Bạc Liêu) có hơn 9.000ha lúa trên đất nuôi tôm. Những ngày qua, tận dụng thời tiết thuận lợi, nông dân trong huyện tập trung cải tạo đất để xuống giống vụ lúa theo lịch thời vụ.

Friday. October 2nd, 2015
Một người dân trồng gần 8.000 cây đinh lăng Một người dân trồng gần 8.000 cây đinh lăng

Ông Đinh Văn Thành (ngụ vồ Thiên Tuế, núi Cấm, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác 13 công đất vườn đồi, vườn rừng theo mô hình “sản xuất nông – lâm kết hợp” trồng xen canh từ 7.500 - 8.000 cây đinh lăng.

Friday. October 2nd, 2015