Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi trâu

Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và cách phòng trị

Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và cách phòng trị
Author: Bạn Nhà Nông
Publish date: Tuesday. April 10th, 2018

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, mưa nắng thất thường hoặc gia súc thay đổi điều kiện sống, điển hình ở trâu, bò chuyển vùng. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây ra.

Để phòng bệnh, người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tiêu độc khử trùng. Ở khu vực nuôi thả và quanh chuồng cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế mầm bệnh trong tự nhiên.

Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn uống đủ, chăm sóc hợp lý.

Đặc biệt, khi có bệnh xảy ra phải phát hiện kịp thời gia súc bệnh để cách ly điều trị, tránh làm lây lan bệnh, công bố dịch, cấm vận chuyển và giết mổ.

Trâu, bò chết phải chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn. Toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh, tiêu độc và cần để trống chuồng, nơi nuôi thả. Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.

Bên cạnh, người chăn nuôi có thể phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin tụ huyết trùng, thông thường 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Chú ý, đối với trâu, bò chuẩn bị vận chuyển, thay đổi điều kiện sống cần tiêm vắc xin trước khi chuyển đàn 21 ngày.

Do bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp và cấp tính nên cần phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời mới có kết quả cao. Có thể dùng 1- 2 loại kháng sinh sau: Streptomycin, Ampikana, Oxytetracylin, Gentamicin- Doxycyclin, Lincospecto.

Ngoài việc dùng kháng sinh cần tiêm cho con vật các thuốc trợ tim, trợ sức như: long não, Cafein, Stricnin, Analgil và vitamin B1, vitamin C; trong những trường hợp cần thiết có thể truyền dịch, tăng cường chăm sóc để vật nuôi mau bình phục.


Related news

Bệnh sán dây ở động vật nhai lại Bệnh sán dây ở động vật nhai lại

Sán dây là loại ký sinh trùng thường gặp ở gia súc nhai lại như dê, cừu, trâu bò, đặc biệt là gia súc nhai lại còn non và được chăn thả trên đồng cỏ. Gia súc mắc bệnh gầy yếu, sinh trưởng kém, còi cọc, chậm lớn, thiếu máu, suy nhược, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh khác và dễ chết nếu nhiễm nặng, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi.

Friday. February 26th, 2016
Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn của trâu bò Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn của trâu bò

Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn của trâu bò

Friday. February 26th, 2016
Ghép đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc Ghép đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc

Nếu biết chọn phối đúng đắn thì không những củng cố được mà còn có thể phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn mà trước đó đã tiến hành chọn lọc

Friday. February 26th, 2016