Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò
Tiên mao trùng ký sinh trong máu hút chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố gây sốt cao, sốt cách đợt theo sự xuất hiện tiên mao trùng trong máu.
Độc tố Trypanoxin hủy hoại hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu, độc tố còn gây viêm ruột tiêu chảy.
Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng: Trâu bò mắc bệnh có hai dạng:
+ Dạng cấp tính: trâu, bò sốt cao 41 – 41,7 độ C và sốt giai đoạn; các triệu chứng thần kinh rõ rệt như ngã quỵ, kêu rống, đi vòng tròn,...
Trâu, bò bệnh sẽ chết sau 7 –15 ngày.
+ Dạng mãn tính: thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn và bệnh kéo dài 1-2 tháng, con vật ngày càng gầy, da khô mốc.
Sức khỏe suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi thối khắm.
Có khi con vật đi ỉa ra cả màng ruột, nát từng đoạn.
Niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt và mắt có nhiều dử đặc như keo.
Có khi mắt sưng húp, sau 2 - 7 ngày mắt đỡ sưng.
Niêm mạc mắt trở nên vàng nhạt hay sẫm.
Các niêm mạc miệng, âm đạo cũng vàng.
Thường thấy có thủy thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng.
Trường hợp bệnh nặng, con vật đột ngột sốt cao, bụng trướng to rồi lăn ra chết.
Khi mổ khám, thấy máu rất loãng, màu hồng.
Trong lồng ngực, xoang bụng, bao tim có nước màu vàng da cam.
Những chỗ thủy thủng chứa chất nhầy như keo.
Thịt nhão, mỡ lầy nhầy màu vàng thẫm.
Tim, phổi, lách đều sưng và tụ máu.
Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, ruột non, ruột già đều bị xuất huyết, tím bầm.
Phòng và trị bệnh:
- Phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh: Chuồng có mành che chống ruồi mộng.
Phát quang bờ bụi, lấp vũng nước, cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không thể cư trú và phát triển được.
- Chăm sóc quản lý đàn tốt, dọn phân, rác trong chuồng và xung quanh chuồng, lắp hố nước động,… Để không cho động vật môi giới truyền bệnh.
- Kiểm tra máu trâu, bò định kỳ 6 tháng/lần ở những vùng có bệnh để phát hiện trâu, bò bệnh và mang trùng, điều trị kịp thời, hạn chế việc lây lan bệnh.
- Ở những vùng trâu, bò bị nhiễm tiên mao trùng với tỷ lệ cao (10 – 15% so với toàn đàn) thì dùng Afidin hoặc Trypamidium tiêm phòng nhiễm cho đàn trâu, bò vào hai thời điểm: tháng 4 –5 (khi ruồi, mòng phát triển mạnh) và tháng 9 –10 (cần chú ý trước khi thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của trâu, bò giảm và bệnh dễ phát sinh).
Related news
Nếu như trước đây, người chăn nuôi gia súc chỉ biết đến khái niệm “dự trữ thức ăn trong mùa đông” thì giờ đây cần bổ sung khái niệm này vào mùa hè. Bởi thực tế, những năm gần đây khi mùa hè đến thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhiều nơi trâu bò đã bị thiếu thức ăn trầm trọng ngay trong mùa hè. Vậy nên “dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa hè” cũng là điều cần thiết đặt ra với người chăn nuôi.
Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.
Bằng phương pháp ủ lên men chua, người ta có thể tận dụng nhiều phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gia súc trong đó có ngọn, lá mía và lá sắn cũng được tận dụng làm thức ăn dự trữ cho trâu bò trong những mùa thiếu thức ăn xanh. Cách ủ ngọn, lá mía và lá sắn như sau: