Bệnh Thối Đỏ Thân Trên Cây Mía

1. Triệu chứng bệnh :
![]() |
Bệnh hại chủ yếu ở mía cây đã lớn. Triệu chứng điển hình là khi chẻ dọc thân cây mía thì có các vệt đỏ nâu ở các mạch dẫn có mùi rượu. Số lượng không đều, có khi liên tiếp mấy đốt hình dáng giống như con thoi, về sau vệt đỏ phát triển mạnh, cả đốt biến thành màu đỏ thẫm. Vết bệnh phân tán dọc theo cây và sản sinh những bó sợi nấm màu đen, khi bị nặng nhìn bên ngoài thấy dóng mía màu đỏ vàng và hơi lõm xuống. Giữa các đốm bệnh đỏ có các đốm ngang màu trắng.
2. Phòng trừ :
Trồng giống kháng bệnh.
Trừ sâu đục thân mía là biện pháp hữu hiệu.
3. Tên thuốc :
Dùng thuốc Score 250ND pha với nước nồng độ 0,1-0,15, phun 1-1,5lít
Related news

Cây mía không yêu cầu khắt khe về đất, tuy nhiên để thâm canh đạt năng suất cao yêu cầu về đất có tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng...

Tuỳ điều kiện đất đai và loại giống mía để bố trí mật độ, lượng hom giống cần từ 35.000 - 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3 mắt), tương đương 8 - 10 tấn giống/ha.

Chu kỳ luân canh cây mía thường là chu kỳ 4 - 5 năm tùy vào loại đất. Cây trồng luân canh với cây mía nên sử dụng cây họ đậu để nhằm mục đích cải tạo đất.

Sau khi thu hoạch xong phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay. Dùng cuốc, dao để bạt (phạt) sát đất những gốc cao; loại bỏ cây mầm, cây bị sâu bệnh hay cỏ dại

Nâng cao năng suất mía sẽ là chìa khóa giúp ngành mía đường Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh, ổn định vùng nguyên liệu và đời sống người nông dân.