Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bệnh Suy Dinh Dưỡng Ở Tôm Và Biện Pháp Phòng Ngừa

Bệnh Suy Dinh Dưỡng Ở Tôm Và Biện Pháp Phòng Ngừa
Publish date: Monday. February 17th, 2014

Hội chứng mềm vỏ kinh niên và bệnh cong thân là 2 bệnh phổ biến ở tôm sú, trong nhiều năm qua bệnh gây nhiều thiệt hại cho người nuôi, vì tôm bệnh khó hồi phục, dị tật, chậm lớn, làm giảm sản lượng khi thu hoạch. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để áp dụng các biện pháp phòng chống có hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nuôi tôm.

Hội chứng mềm vỏ kinh niên: Bệnh do thiếu dinh dưỡng và nước nhiễm chất độc như các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất lượng nước, đất ao không thích hợp cho tôm. Do trong thức ăn dùng nuôi tôm thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin, nhất là vitamin D để thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng.

Cũng có thể thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu. Ngoài ra nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động gây sốc, làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng gây ra mềm vỏ.

Tôm mắc bệnh vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần. Tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công, tôm yếu chậm lớn dần dần kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, phân đàn.

Bệnh cong thân: Hầu hết các giai đoạn của tôm sú đều có thể nhiễm bệnh này. Bệnh xảy ra khi tôm yếu do suy dinh dưỡng hay môi trường bất lợi cùng với việc tôm bị sốc trong lúc trời nóng.

Khi bị sốc tôm búng đuôi và cơ thể bị cong mà không duỗi lại được. Tôm bệnh nhẹ còn có thể bơi lội được với tình trạng lưng bị gù. Bệnh nặng tôm thường nằm nghiêng một bên. Bệnh làm tôm khó lột xác, bơi lội, bắt mồi khó khăn. Một số tôm có thể phục hồi trở lại được nhưng tăng trọng và sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh.

Phòng trị bệnh: Trong suốt quá trình nuôi phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, dùng thức ăn có chất lượng tốt, đồng thời tránh các điều kiện có thể gây sốc tôm nhất là lúc trời nóng.

- Về dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng cho tôm, nhất là giai đoạn tôm lột xác. Bổ sung các loại sản phẩm dinh dưỡng cho tôm:

- Vimekat for shrimp: Là hỗn hợp của Phosphorous hữu cơ, 15 loại vitamin và acid amin thiết yếu, để tăng cường quá trình trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất, giúp tôm khỏe mạnh, đề kháng bệnh tật, mau lớn. Trong Vimekat for shrimp còn có vitamin D, là vitamin cần thiết cho sự hấp thu Canxi-Phospho hình thành vỏ tôm: 120ml/45-50kg thức ăn, dùng 3 ngày liên tục/ tuần.

- Can-xi-phot: Bổ sung Canxi-Phospho và khoáng chất tỉ lệ cân đối, giúp vỏ tôm mau cứng, chắc, bóng, đẹp sau khi lột, dùng 5ml/kg thức ăn mỗi ngày, ngưng dùng thuốc 1 ngày trước khi tôm lột vỏ.

- Vime-Bitech: Gồm các enzyme tiêu hóa và vi sinh vật hữu ích đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn và ngăn chặn các bệnh đường ruột: 1kg/250-500kg thức ăn, cho ăn thường xuyên.

- Vitamin C Antistress: Tăng cường sức đề kháng, chống stress, chống sốc: 2g/kg thức ăn.

- Về môi trường: Không nuôi tôm ở mật độ quá cao. Đảm bảo độ pH từ 7,5-8,5 trong suốt quá trình nuôi. Tránh nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chảy vào ao nuôi, hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu để tẩy ao. Thường xuyên thay đổi nước trong ao để cung cấp đủ oxy và thức ăn tự nhiên. Tránh hiện tượng tảo nở hoa gây biến động điều kiện môi trường.


Related news

Pythium insidiosum - mầm bệnh nấm cơ hội trên tôm thẻ bố mẹ Pythium insidiosum - mầm bệnh nấm cơ hội trên tôm thẻ bố mẹ

Bài báo cáo này lược dịch kết quả nghiên cứu của Subhendu Kumar Otta và cộng sự 2018 đăng trên tạp chí Indian Journal of Geo Marine Sciences

Monday. September 27th, 2021
Giải pháp mới trị bệnh đốm trắng trên tôm từ Nam Mỹ Giải pháp mới trị bệnh đốm trắng trên tôm từ Nam Mỹ

Báo cáo cho thấy hoạt chất Ethyl acetate chiết xuất từ cây cà dại hoa vàng là một nguyên liệu rất có giá trị giúp cho việc nghiên cứu sản xuất những hợp chất

Thursday. October 7th, 2021
Quy trình và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông đạt hiệu quả kinh tế cao Quy trình và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng vụ đông đạt hiệu quả kinh tế cao

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam không ngừng phát triển, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi, cũng như đem lại nguồn ngoại tệ lớn

Wednesday. October 20th, 2021
Giảm rủi ro về các bệnh do vi khuẩn gây ra trong các trang trại nuôi tôm Giảm rủi ro về các bệnh do vi khuẩn gây ra trong các trang trại nuôi tôm

Vibrio là một số vi khuẩn không được chào đón nhất trong ngành nuôi tôm toàn cầu, gây ra các bệnh bao gồm EMS và gây thiệt hại cho ngành hàng tỷ USD mỗi năm

Saturday. October 23rd, 2021
Điều trị hội chứng Zoea 2 trên tôm thẻ chân trắng Điều trị hội chứng Zoea 2 trên tôm thẻ chân trắng

Nguyên nhân có thể là do sự tích lũy các điều kiện gây bệnh lâu ngày, quy trình khử trùng thiếu hoặc chưa đúng cách ở các giai đoạn sản xuất giống.

Tuesday. November 2nd, 2021