Bệnh Sương Mai Hại Ngô
Bệnh sương mai hại ngô chưa được nghiên cứu nhiều và đến thời điểm hiện tại ở VN cũng chưa có công trình khoa học nào công bố một cách đầy đủ. Vì thế công tác khuyến cáo chuyên môn và người dân còn nhiều lúng túng biện pháp phòng trừ.
Để cung cấp thêm kỹ nhận diện, chẩn đoán và có biện pháp phòng trừ kịp thời, qua kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trên đồng ruộng chúng tôi có một số thông tin về loại bệnh này như sau:
Bệnh do nấm Sclerospora macrospora gây ra, là loài nấm thuộc lớp nấm trứng. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện có ẩm độ cao, đặc biệt là có mưa, sương mù, gây hại năng trên các vùng đất thường bị ngập lụt như vùng đồng bằng, đất bãi ven sông và cả các vùng đất có ẩm độ cao như đất hai lúa.
Tác nhân gây bệnh là loài nấm thuốc ngành nấm trứng (Chytridiomycota hay Chytrid). Chytrid sẽ sản sinh ra những bào tử động có khả năng di chuyển linh động trong môi trường nước với một tiêm mao duy nhất. Vì thế một số nhà phân loại học đã phân loại chúng là những động vật nguyên sinh.
Bệnh phát sinh bằng vào tử, bảo tử của nấm Sclerospora macrospora là động bào tử, nó có khả năng di chuyển trong môi trường nước, nên tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh trong điều kiện ẩm độ cao, bà con nông dân không kịp phòng trừ. Tại VN bệnh thường gây hại trên hai vụ ngô là ngô đông gieo đầu tháng 8, và ngô xuân gieo vào tháng 2.
Nấm xâm nhiễm từ khi hạt mới nảy mầm đến giai đoạn 1 - 2 lá, khi cây được khoảng 4 - 6 lá thì bệnh bắt đầu biểu hiện triệu chứng ban đầu là chậm phát triển. Đến khoảng 6 lá thì triệu chứng rõ ràng hơn, các mắt lá xếp sít vào nhau, lá cuộn tròn xếp và nghiêng về một phía, sau đó cây bị bệnh thường đổ nghiêng, các lá cuộn và xoắn, xảy ra vào giai đoạn 6 - 7 lá. Cây lùn, không phát triển, lá có thể có sọc hoặc không có sọc, rất giống với triệu chứng bệnh lùn sọc đen do virus.
Để phòng trừ kịp thời bệnh sương mai hại ngô cần làm tốt các công tác sau:
- Đối với các vùng có thể cày ải, tiến hành cày và phơi ải, dọn sạch tàn dư cỏ dại và cây trồng ở vụ trước, có thể tiêu diệt cỏ dại trước khi làm đất bằng thuốc trừ cỏ không chọn lọc Gramoxone 20SL.
- Lên luống, hoặc nếu không thể lên luống thì phải có rãnh thoát nước tốt, bón lót vôi bột trước khi gieo hạt. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng hoạt chất Metalaxyl.
- Đối với các vùng có tiền sử bị nhiễm bệnh, các vùng ngập lụt, các vùng đất bãi ven sông, đất hai lúa, đất khó thoát nước cần tiến hành phun phòng trừ cho cây ngô ở giai đoạn 3 - 4 lá thật bằng các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Amistar Top 325SC.
- Khi cây chớm biểu hiện bệnh như đọt hơi chùn lại thì xử lý một trong 2 loại thuốc trên vẫn còn kịp. Nếu cây đã bị xoắn đọt và nghiêng về một phía thì không thể phòng trừ nữa, cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy để giảm sự lây lan của nguồn bệnh.
Related news
Trong những năm gần đây, nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang phải đối phó với một bệnh khá nghiêm trọng trên cây bắp. Nhiều nông dân buộc phải hủy bỏ hoặc gieo trồng cây khác, dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng kết quả không như mong muốn. Đó là bệnh sọc lá bắp. Sau đây là một số thông tin giúp bà con nông dân phòng ngừa bệnh hại này hiệu quả hơn.
Thiếu đạm: Triệu chứng của cây bắp khi thiếu đạm là các lá dưới bắt đầu bị vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Vì đạm là một chất dinh dưỡng di động trong cây nên các dấu hiệu thiếu đạm sẽ chuyển dần lên các lá trên và các lá dưới sẽ chết trước. Có thể phân tích hàm lượng đạm trong tế bào lá ngoài đồng bằng cách dùng các chất chỉ thị hóa học hay bằng các dụng cụ đo lường điện tử để chẩn đoán sự thiếu đạm. Thiếu đạm sẽ làm chết cây con, trái nhỏ và hạt lép nhiều sẽ dẫn đến năng suất thấp.
Trong việc trồng ngô theo mật độ, khoảng cách và kỹ thuật bón phân được quy định trên bao bì, anh Trần Xuân Cảnh ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã có cách đặt mầm hạt nên chỉnh được hướng tán lá sau mọc và đạt hiệu quả cao.
Ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao, đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Hiện tại trên thế giới năng suất kỷ lục của ngô là 212 tạ/ha (7,8 tạ/sào Bắc Bộ) và với năng suất này thì nhu cầu về dinh dưỡng rất lớn. Tuy nhiên, trung bình với năng suất 6 tấn/ha, cây ngô hút 155kg N (337kg urê), 60kg P2O5 (360kg supe lân) và 115kg K2O (192kg kali clorua), còn nếu tính cho 1 sào Bắc Bộ thì với năng suất 220kg cần 12,5kg đạm urê, 13kg supe lân và 7kg kali clorua.
I. Đặc điểm: - Thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 - Chiều cao cây: 180 – 200 cm - Chiều cao đóng trái: 90 – 95 cm - Dạng hạt nửa đá, răng ngựa, màu vàng da cam