Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh phù đầu gà và cách phòng tránh - Phần 1

Bệnh phù đầu gà và cách phòng tránh - Phần 1
Author: CN
Publish date: Saturday. July 23rd, 2016

1. Nguyên nhân

Bệnh gây ra do vi khuẩn Gram âm Haemophilus gallinarum. Vi khuẩn này không bền vững ở môi trường bên ngoài cơ thể động vật.

2. Động vật mẫn cảm

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt thường thấy nhất ở gà con từ 4 tuần tuổi trở lên.

3. Phương thức truyền lây

Bệnh có thể lây lan rất nhanh qua đường không khí hay trực tiếp qua tiếp xúc hoặc gián tiếp qua những chất thải của gà bệnh hay gà bài trùng; hoặc qua tiếp xúc với những phương tiện cơ giới và vật dụng chăn nuôi.

- Lây nhiễm từ những đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe (do nhập đàn mới về hoặc di chuyển đàn tới nơi khác đã có mầm bệnh từ trước).

- Lây nhiễm qua môi trường chuồng trại, phân đã nhiễm mầm bệnh và con vật hít phải mầm bệnh.

- Lây qua thức ăn nước uống. Do những gà bệnh chảy dịch viêm từ mũi vào thức ăn, nước uống. Nguồn bệnh sẽ lây sang những con khác.

4. Triệu chứng

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt thường thấy nhất ở gà con từ 4 tuần tuổi trở lên với các triệu chứng đặc trưng như: chảy nước mũi, hen khò khè, mặt phù thũng, sưng đầu và hốc mắt, viêm kết mạc.

Bệnh thường kéo dài 1- 2 tuần.

Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-10 ngày, gà bắt đầu thể hiện những triệu chứng như:

- Sưng đầu và sưng mặt (phù đầu hay mặt)

- Dịch viêm chảy ra từ mũi, lúc đầu trong sau đặc và đóng cục như mủ trắng, ấn tay vào thấy cứng, nhìn 2 bên mũi thấy phình to.

Vậy nên gà mắc bệnh thường khó thở, hen khò khè và khi thở phải mở miệng.

Lúc này, chúng ta nhận thấy đầu gà mắc bệnh rất giống “đầu cú”.

Đây là dấu hiệu đặc biệt điển hình của bệnh phù đầu gà.

- Mắt bị viêm kết mạc dính 2 mí mắt lại không mở ra được hoặc chỉ mở được một phần.

Do đó gà không ăn uống được và chết.

- Tỉ lệ gà mắc bệnh cao khoảng từ 40-70%, nhưng tỉ lệ chết thấp chỉ từ 5-10%.

Tuy nhiên, khi có sự kết hợp các tác nhân gây bệnh khác như Mycoplasma gallisepticum, đậu gà, tụ huyết trùng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn và tỉ lệ chết có thể lên tới 35-40%.

- Triệu chứng bệnh có thể kéo dài 2 tuần, khi gà khỏi bệnh sẽ tạo miễn dịch từ 2-3 tháng.

Những gà khỏi bệnh tuy có miễn dịch nhưng lại mang trùng làm lây sang những đàn mới.

- Gà đẻ trứng có tỷ lệ đẻ giảm, nguyên nhân chính là do gà giảm ăn. Tỉ lệ đẻ trứng giảm từ 10-40%.

Chảy mũi, sưng đầu và hốc mắt là các triệu chứng đặc trưng của bệnh phù đầu gà


Related news

9 dấu hiệu nhận biết giống gà tốt - Phần 2 9 dấu hiệu nhận biết giống gà tốt - Phần 2

9 dấu hiệu nhận biết giống gà tốt - Phần 2

Saturday. July 23rd, 2016
Nuôi gà thả vườn kiểu mới - được hay không - Phần 1 Nuôi gà thả vườn kiểu mới - được hay không - Phần 1

Mô hình nuôi gà thả vườn, đồi quy mô lớn đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.

Saturday. July 23rd, 2016
Nuôi gà thả vườn kiểu mới - được hay không - Phần 2 Nuôi gà thả vườn kiểu mới - được hay không - Phần 2

Nuôi gà thả vườn kiểu mới - được hay không - Phần 2

Saturday. July 23rd, 2016