Bệnh mềm vỏ trên tôm
Tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công.
Nguyên nhân
Một số bệnh do các yếu tố môi trường như bệnh mềm vỏ là hiện tượng tôm lột xác lâu mà không cứng vỏ được. Do thiếu khoáng, tỷ lệ Ca/P không cân đối. Thiếu vitamin xúc tác quá trình chuyển hóa khoáng trong cơ thể. Độ kiềm trong ao thấp (<40 mg CaCO3/l). Độ mặn trong ao thấp. Sử dụng hóa chất quá mức.
Dấu hiệu nhận biết
Tôm mắc bệnh thường có vỏ mỏng, nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần, tôm bệnh, dễ bị sinh vật bám ký sinh và mầm bệnh tấn công. Tôm yếu, chậm lớn, dần dần kiệt sức và chết. Ngoài ra, nếu tôm sống sót cũng còi cọc, chậm lớn và phân đàn.
Giải pháp
Tránh nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đổ vào ao nuôi, tránh hiện tượng tảo nở hoa gây tác động đến điều kiện môi trường nước trong ao đầm nuôi dễ làm tôm bị sốc.
Đảm bảo cân bằng giữa các loài tảo, tránh tảo độc hại phát triển quá mức gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. Độ muối tối ưu cho tôm sú từ 15 – 25 ppt, TTCT 5 – 25 ppt. Để điều chỉnh cần bổ sung nước mới, sạch có độ muối phù hợp. Đo pH, độ mặn thường xuyên để kịp thời điều chỉnh ở mức thích hợp.
Độ pH thích hợp: khoảng 7,5 – 8,5, dao động không quá 5 đơn vị trong ngày. Nếu pH thấp dưới 7,5, dùng vôi CaCO3 từ 15 – 20 kg/1.000 m3 nước hoặc vôi Dolomite từ 5 – 7 kg/1.000 m3 nước. Nếu pH cao trên 8,5 dùng đường mật hoặc đường cát 3 – 5 kg/1.000 m3 nước. Lưu ý khi điều chỉnh độ pH, vôi cần được hòa tan và tạt đều khắp mặt nước, làm 1 lần/ngày và trong 2 – 3 ngày, mỗi lần tạt xong cần kiểm tra lại độ pH để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Độ kiềm phù hợp từ 80 – 180 mg CaCO3/L, nếu độ kiềm thấp dùng Dolomite từ 5 – 7 kg/1.000 m3 nước hoặc vôi bột từ 20 – 30 kg cho 1.000 m3 nước. Độ kiềm cao có thể dùng đường mật hoặc đường cát với lượng 3 – 5 kg/1.000 m3 nước. Lưu ý khi tăng hoặc giảm độ kiềm, nên làm từ từ trong 2 – 3 ngày và kiểm tra lại độ kiềm để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì ổn định môi trường nuôi bằng các biện pháp cơ học như: quạt nước, sục khí đáy; các biện pháp hóa dược như: bón vôi để duy trì độ pH, tăng độ kiềm và các biện pháp sinh học như: dùng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường ao nuôi, tránh gây biến động môi trường đột ngột, dẫn đến sốc môi trường cho tôm làm cho tôm dễ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh và cũng là điều kiện tốt cho bệnh bùng phát.
Giải pháp về quản lý môi trường là rất quan trọng, tuy nhiên quản lý về môi trường và sức khỏe tôm phải được đặt trong tổng thể chung của tất cả các giải pháp khác. Điều này liên quan chặt chẽ với các giải pháp về khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống, con giống và thức ăn…
PGĐ Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản, Ria1
Related news
Triệu chứng thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn từ 50-70 ngày tuổi (hoặc 7-12gr) ở tất cả các độ mặn khác nhau.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhận định cây rễ vàng (R. rosea) khi bổ sung vào thức ăn có tác dụng đáng kể trong việc kích thích hệ hống miễn dịch tự nhiên của tôm
Màu sắc là một yếu tố quan trọng xác định việc người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm đo đó nó cũng quyết định giá trị của tôm nuôi.